Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Thứ sáu, 09/08/2024 - 16:04
Nghe audio
0:00

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển. Vì vậy, đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực.

Khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống
Khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Sáng 8/8, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội về việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Sở Xây dựng chủ trì thực hiện 9 nhiệm vụ chi tiết các điều, khoản

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Luyện Văn Phương cho biết, ngay sau khi UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 225/KH-UBND, tập thể lãnh đạo Sở và Ban Chấp hành Đảng bộ đã quán triệt tới toàn thể lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị, toàn thể công chức, viên chức, đồng thời ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện.

Tại Kế hoạch số 225/KH-UBND, UBND Thành phố giao Sở chủ trì thực hiện 09 nhiệm vụ quy định chi tiết các điều, khoản Luật Thủ đô (trong đó, 05 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 04 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố); 03 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án, danh mục, văn bản cá biệt (trong đó, xây dựng 01 quy định về danh mục thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 02 đề án thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố). Thời điểm ban hành trước ngày 01/01/2025. UBND Thành phố cũng giao Sở Xây dựng phối hợp thực hiện 28 nhiệm vụ.

Căn cứ vào thực tế triển khai nhiệm vụ và tính chất, đặc thù của từng nhiệm vụ tại các điều khoản cụ thể của Luật Thủ đô, sở kiến nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt danh mục văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực xây dựng, nhà ở để triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Đối với Nghị quyết quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô) hiện nay, nhiệm vụ nêu trên đang áp dụng theo Nghị Quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND Thành phố quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng tại các quận thuộc thành phố Hà Nội theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012.

Tại khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024 đã quy định việc Hội đồng Nhân dân Thành phố quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Thành phố.

Khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Từ thực trạng, khó khăn vướng mắc nêu trên, để đảm bảo tính thống nhất trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Sở Xây dựng kiến nghị thời hạn tham mưu Nghị quyết sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022.

Đối với Nghị quyết quy định về danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở, trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (Quy định chi tiết điểm b khoản 3 Điều 18 Luật Thủ đô). Với nhiệm vụ nói trên có liên quan tới nhiều ngành quản lý. Do đó, cần nhiều thời gian để rà soát, tổng hợp phục vụ xây dựng Nghị quyết. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thành phố là phải hoàn thành trước ngày 01/01/2025 sẽ không đảm bảo thời gian, chất lượng để thực hiện. Từ khó khăn vướng mắc nêu trên, Sở Xây dựng kính đề nghị UBND Thành phố xem xét, cho phép Sở Xây dựng được thuê đơn vị tư vấn khảo sát, thống kê và lập kế hoạch, lộ trình, biện pháp di dời các cơ sở, trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội; cho phép kéo dài thời gian thực hiện trong năm 2025.

Đối với đề án xác định khu vực cần thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị (Theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Thủ đô), việc "xác định khu vực cần thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị" là nội dung hoàn toàn mới, chưa có trong các quy định của pháp luật hiện hành (chỉ có khi triển khai thi hành Luật Thủ đô), đồng thời nội dung đề án này liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn của nhiều sở, ngành khác nhau và không thuộc nhiệm vụ Luật Thủ đô giao ban hành nghị quyết của HĐND Thành phố hay quy định của UBND Thành phố, theo đó cần phải thuê đơn vị tư vấn để điều tra, khảo sát, đánh giá để xây dựng đề án nên cần phải có thời gian để thực hiện hoàn thành.

Mặt khác, trong quá trình xây dựng đề án, phải thực hiện các trình tự thủ tục... sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, tiến độ hoàn thành xây dựng đề án (01/01/2025) cần phải thực hiện điều chỉnh kéo dài thời hạn hoàn thành để đảm bảo đủ thời gian cho Sở Xây dựng chủ trì thực hiện xây dựng, trình ban hành đề án. Từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, Sở Xây dựng đề nghị UBND Thành phố xem xét cho phép sở được thuê đơn vị tư vấn để xây dựng đề án và kéo dài thời hạn hoàn thành trong năm 2025 đối với đề án này.

Khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Cần ưu tiên việc cấp bách trước, cần nghiên cứu kỹ, sâu hơn có thể lùi lại

Sau khi nghe các ý kiến của Sở Xây dựng và các phòng thuộc Sở, các thành viên trong đoàn phát biểu, kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội xây dựng ngay văn bản gửi cho Sở Tư pháp trước 15/8 về danh mục và lộ trình đề xuất để điều chỉnh lại Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND Thành phố. Bên cạnh đó cũng tập trung vào công tác tuyên truyền, cần thiết lập Tổ biên soạn tài liệu gửi cho Sở Tư pháp làm tuyên truyền chung cho Thành phố, kể cả việc tập huấn.

Tiếp đó rà soát lại các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực của mình đang thực hiện hoặc có thể điều chỉnh trong thời gian tới gửi Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp tổng thể rà soát văn bản để điều chỉnh. Sau khi thực hiện điều chỉnh xong phải đưa lên hệ thống hóa các văn bản pháp luật để tiện tra cứu.

Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển. Vì vậy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực. Trong quá trình thực hiện cần có sự ưu tiên những việc cấp bách trước, cái nào cần làm sớm được thì làm luôn, cái nào cần nghiên cứu kỹ sâu hơn có thể lùi lại...

Cùng chuyên mục

Cho thuê phòng tại nhà đang ở phải bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy

Cho thuê phòng tại nhà đang ở phải bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

(PLPT) - Người kinh doanh phòng trọ, nhà cho thuê phải thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Phải ngừng việc do bão, người lao động có được trả lương không?

Phải ngừng việc do bão, người lao động có được trả lương không?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Trường hợp người lao động phải ngừng việc vì thiên tai sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Đề xuất giam giữ phạm nhân là người chuyển giới, đồng tính ở buồng riêng

Đề xuất giam giữ phạm nhân là người chuyển giới, đồng tính ở buồng riêng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Thi hành án hình sự sửa đổi đã đề xuất người đồng tính, người chuyển giới, phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng... có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng.

Tăng cường trách nhiệm của cấp xã trong xử phạt vi phạm đất đai

Tăng cường trách nhiệm của cấp xã trong xử phạt vi phạm đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai cần tăng cường trách nhiệm của cấp xã (cấp trực tiếp quản lý đất đai trên địa bàn) trong phát hiện, xử lý và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm.

Bộ Y tế trao 1,6 tỷ đồng ủng hộ người dân và nhân viên y tế tỉnh Tuyên Quang

Bộ Y tế trao 1,6 tỷ đồng ủng hộ người dân và nhân viên y tế tỉnh Tuyên Quang

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Ngày 18/9, Bộ Y tế đã trao 1,6 tỷ đồng ủng hộ người dân và nhân viên y tế tỉnh Tuyên Quang bị ảnh hưởng cơn bão số 3 với mong muốn chia sẻ, hỗ trợ các đơn vị, người dân vượt qua khó khăn.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản và thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát tài sản và thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Trong bối cảnh hiện nay, việc kiểm soát tài sản và thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề cấp bách và được nhiều người quan tâm.

Cảnh giác chiêu trò giả mạo Giám đốc Apple kêu gọi đầu tư tiền ảo

Cảnh giác chiêu trò giả mạo Giám đốc Apple kêu gọi đầu tư tiền ảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bằng công nghệ Deepfake, các đối tượng đã giả mạo Giám đốc điều hành (CEO) của Apple - ông Tim Cook để kêu gọi đầu tư tiền ảo.

Bộ Công an: Chiếm đoạt tiền từ thiện có thể bị phạt tù chung thân

Bộ Công an: Chiếm đoạt tiền từ thiện có thể bị phạt tù chung thân

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Bộ Công an trả lời bạn đọc về xử lý hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện, không chuyển tiền quyên góp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đọc nhiều