Luật sư đồng hành cùng doanh nhân trên hành trình phát triển
Luật sư Lê Cao
Thứ năm, 10/10/2024 - 12:02
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo luật sư Lê Cao, Giám đốc Công ty Luật hợp danh FDVN, luật sư và doanh nhân đồng hành là cơ sở vững bền cho sự phát triển. Luật sư phát triển cùng doanh nhân, doanh nhân phát triển cùng hệ thống pháp lý bền vững.
Vì sao luật sư có vai trò quan trọng trong
chặng đầu khởi nghiệp của các doanh nhân, thưa ông?
Khi doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào
thị trường, những biến cố và yêu cầu đối với kinh doanh sẽ xuất hiện mỗi ngày
và các sự kiện sẽ xảy ra, vấn đề pháp lý từ các sự kiện đó cũng sẽ xảy đến.
Kinh doanh không chỉ có công đoạn sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Chuỗi
hoạt động của các thương nhân bao gồm: tạo ra pháp nhân hoặc khởi nghiệp như một
thương nhân, quản trị và điều hành, đầu tư sản xuất và cung ứng.
Trong mỗi khâu
nhất định lại có những chuỗi hoạt động khác nhau về nhân sự, thủ tục hành
chính, giao kết hợp đồng, vận chuyển và thanh toán với rất nhiều vấn đề, mà vấn
đề nào cũng dựa trên các quy phạm luật để thực thi hoặc dựa trên thỏa thuận hợp
đồng để thực hiện.
Ngay từ khi bắt đầu, các doanh nghiệp đã cần
có sự tư vấn về những vấn đề cốt lõi của khởi nghiệp như phương thức đầu tư,
cách thức góp vốn, hình thức doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và các điều kiện
kinh doanh, địa điểm đầu tư, vấn đề đại diện doanh nghiệp, giấy phép thành lập
và các giấy phép về điều kiện đầu tư, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh, các hồ
sơ nội bộ như điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động, các hợp đồng lao động… Các
doanh nghiệp nên có sự tư vấn pháp lý để hoạt thiện hàng loạt bộ mẫu về quản trị
cho chặng đường dài phía trước.
Tại giai đoạn bắt đầu, vai trò của luật sư là đưa ra những ý kiến tư vấn để doanh nghiệp quyết định lựa chọn những giải
pháp nào phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của họ; đồng thời xây dựng hệ thống
biểu mẫu, quy trình chuẩn cho các doanh nghiệp vận hành một cách có hệ thống.
Sự
tương tác giữa luật sư với thương nhân ngay từ đầu sẽ giúp ích trong việc triển
khai các quy trình, biểu mẫu và hệ thống quản trị, vừa thể hiện được cá tính, ý
chí của doanh nghiệp, vừa đảm bảo các ý chí đó được triển khai phù hợp pháp luật.
Các hợp đồng về mặt bằng, trụ sở, nhà cung
cấp thường xuyên, người lao động… được rà soát ngay từ đầu sẽ tránh được các rủi
ro về sau. Ngoài ra, nhiều luật sư thường là các chuyên gia cho các doanh nghiệp
lớn, uy tín và phát triển, trong quá trình hành nghề họ không chỉ am hiểu luật
pháp mà các kinh nghiệm về quản trị điều hành doanh nghiệp, ứng xử văn hóa
doanh nghiệp, kinh nghiệm về đầu tư của họ tích lũy qua công việc có thể cũng
trở thành tài sản của doanh nghiệp được tư vấn nếu có thể tham khảo những ý kiến
của họ một cách phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Như vậy, luật sư và doanh nhân đồng hành là
cơ sở vững bền cho sự phát triển. Luật sư phát triển cùng doanh nhân, doanh
nhân phát triển cùng hệ thống pháp lý bền vững.
Theo ông, vì sao doanh nhân vừa cần có luật
sư nội bộ, vừa cần có luật sư tư vấn thường xuyên từ bên ngoài?
Pháp lý cho doanh nghiệp trên thực tế là một
hoạt động rộng lớn với nhiều vấn đề, trong đó có các mảng lớn là mảng các vấn đề
chung của doanh nghiệp, mảng pháp lý chuyên sâu cho đặc thù kinh doanh của
doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết các vấn đề ngoài tố tụng hoặc trong tố tụng.
Thứ nhất, mảng pháp lý thường nhật cho
doanh nghiệp sẽ bao gồm những vấn đề như sau:
+ Tổ chức quản trị doanh nghiệp. Đây là hoạt
động tư vấn, soạn thảo, rà soát các văn bản về điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động
của doanh nghiệp. Các vấn đề về thẩm quyền quản lý, trách nhiệm điều hành, thỏa
thuận của các thành viên góp vốn và xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong điều
hành quản trị doanh nghiệp.
+ Pháp luật về lao động. Hoạt động tư vấn
về quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động với người lao động là hoạt động
thường xuyên. Từ quan hệ lao động còn liên quan đến các vấn đề về bảo hiểm, chế
độ cho người lao động, quyền và nghĩa vụ giữa các bên, giải quyết, xử lý tranh
chấp pháp sinh.
+ Pháp luật về giao dịch/hợp đồng giữa
doanh nghiệp với đối tác. Hợp đồng/giao dịch trong kinh đoanh là biểu hiện của
sự vận hành cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Do đó, hoạt động tư vấn, soạn thảo,
rà soát hợp đồng cho hoạt động kinh doanh là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo
hoạt động của doanh nghiệp được vận hành an toàn.
+ Pháp luật về tuân thủ. Thuế, môi trường,
phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, bảo hiểm,
công đoàn… là các vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng phải thực thi trong quá trình
hoạt động. Do đó, luật sư phải tư vấn thường xuyên các vấn đề này cho doanh
nghiệp.
+ Các thủ tục hành chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động sẽ có thể phát sinh các việc xin cấp các loại giấy phép
cho doanh nghiệp, cho người lao động do đó đây là hoạt động cần được tư vấn.
Thứ hai, vấn đề pháp lý chuyên sâu đặc thù
cho doanh nghiệp tùy vào tính chất hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
khác nhau sẽ có những tính cá biệt khác nhau. Chẳng hạn, mỗi doanh nghiệp về chứng
khoán, y tế, thực phẩm, điện gió, xây dựng, bảo hiểm, tài chính, bất động sản…
sẽ là một lĩnh vực đặc thù riêng. Do đó, các luật sư cần có các tư vấn chuyên
sâu về những mảng đặc thù riêng của các doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nghiệp kinh doanh có thể
phát sinh các mâu thuẫn, những vấn đề pháp lý không giải quyết được bình thường
và xảy ra tranh chấp. Khi đó, luật sư cần tư vấn trong quá trình thỏa thuận,
đàm phán, hoặc tố tụng tại Trọng tài hoặc Tòa án. Đây là một mảng pháp lý không
phải khi nào cũng xảy ra, nhưng là hoạt động không thể thiếu trong việc hỗ trợ
các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hầu như đều
có nhân sự pháp chế, tùy quy mô, có thể là một nhân sự với doanh nghiệp nhỏ, một
bộ phận với doanh nghiệp vừa, Phòng/Ban pháp chế đối với doanh nghiệp lớn (gọi
chung là Pháp chế doanh nghiệp).
Thực tế các nhân sự đó cũng chính là các luật
sư nội bộ của doanh nghiệp, họ cũng thực hiện các vai trò của người tư vấn, hỗ
trợ pháp lý với những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải. Tuy nhiên, giữa pháp
chế doanh nghiệp với một hãng luật độc lập vẫn có những sự khác biệt trong hoạt
động.
Thứ nhất, về tính chất hoạt động, pháp chế
doanh nghiệp là nhân sự của doanh nghiệp, hoạt động dưới yêu cầu làm việc của
doanh nghiệp. Với vai trò là người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao, họ phải
thực hiện và đưa ra các đề xuất, ý kiến pháp lý cho công việc đó. Hãng luật độc
lập tư vấn với vai trò cố vấn, là bên tư vấn, với vai trò tư vấn độc lập sẽ có
sự tính khách quan trong mối quan hệ với doanh nghiệp.
Thứ hai, phương thức thực hiện của pháp chế
tuân thủ quy định của công ty, phương thức tư vấn của luật sư hãng luật bên ngoài
thực hiện thông qua các hình thức và quy trình tư vấn được thiết lập giữa doanh
nghiệp và hãng luật, trong đó có thể trở thành phòng/ban pháp chế của doanh
nghiệp, có thể tư vấn gián tiếp, có thể qua hoạt động đào tạo, hướng dẫn cho
người lao động, cho những người quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, kinh nghiệm tư vấn cho những vấn đề
mới, những vấn đề chuyên sâu hoặc việc tham gia tố tụng, giải quyết tranh chấp
với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp của hãng luật độc lập là phong phú hơn.
Bởi lẽ các hãng luật độc lập có thể tư vấn, giải quyết nhiều vấn đề pháp lý cho
nhiều doanh nghiệp khác nhau, trải nghiệm giải quyết các công việc với nhiều cơ
quan, ban ngành khác nhau, có kinh nghiệm với nhiều khách hàng với nhiều địa
phương khác nhau, do đó tính chuyên nghiệp và phong phú trong xử lý linh hoạt.
Đổi lại, sự am hiểu vấn đề nội bộ, văn hóa của chính doanh nghiệp mà mình làm
việc, các cán bộ pháp chế có thể thấu hiểu hơn nhu cầu của chủ doanh nghiệp khi
thực hiện công việc.
Từ những sự khác biệt đó, trên thực tế hiện
nay nhiều doanh nghiệp vẫn song song thiết lập pháp chế doanh nghiệp nhưng họ vẫn
luôn ký hợp đồng thường xuyên với các hãng luật độc lập, để đảm bảo tận dụng lợi
thế của cả hai trong việc duy trì hoạt động của mình.
Trên thực tế, với đặc thù của nhiều vấn đề
pháp lý phức tạp, có vấn đề mà một hãng luật chuyên nghiệp độc lập có thể xử lý
tốt hơn so với hình thức khác, việc duy trì song song các mô hình tư vấn pháp
lý là điều cần thiết.
Đối với các doanh nghiệp lớn thường phải
có pháp chế nội bộ, nhưng có nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề mà pháp chế doanh
nghiệp nội bộ sẽ ít kinh nghiệm thực chiến, nhất là mảng giải quyết tranh chấp,
tố tụng tại trọng tài hoặc tòa án. Khi đó nếu có luật sư thường xuyên, am hiểu
vấn đề của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không bị động, gặp vấn đề rắc rối mới
mời luật sư.
Do đó, các doanh nghiệp lớn họ cũng cần có một hãng luật uy tín hỗ
trợ thường xuyên, độc lập đánh giá và phản biện, góp ý, hoàn thiện cho pháp chế
nội bộ, đồng thời hỗ trợ cùng pháp chế nội bộ doanh nghiệp trong việc thực hiện
giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp thì hiệu quả sẽ tốt hơn đối với các
doanh nghiệp.
Vì sao luật sư và doanh nhân luôn cần sự đồng
hành, thưa ông?
Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn có thói
quen đụng vấn đề rắc rối mới tìm tới luật sư. Chúng tôi cho rằng mỗi doanh nhân
cần tìm một người bạn tư vấn pháp lý đồng hành với mình bởi những lý do sau.
Thứ nhất, hạn chế rủi ro pháp lý. Doanh
nghiệp, doanh nhân rất rành kinh doanh, nhưng có những vấn đề thực tế kiến thức
về luật pháp sẽ không có sự chuyên tâm, chuyên sâu, dẫn đến các rủi ro có thể xảy
đến, dẫn tới các hậu quả như: bị phạt vì vi phạm, đình chỉ hoạt động, thậm chí
giải thể doanh nghiệp; mất uy tín, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; mâu thuẫn,
tranh chấp với đối tác, khách hàng, nhân viên.
Vì vậy, tư vấn pháp luật thường xuyên giúp
doanh nhân hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh,
tuân thủ luật pháp, tránh vi phạm và rủi ro pháp lý. Luật sư cũng hỗ trợ doanh
nhân xây dựng hệ thống văn bản quản trị nội bộ hoàn thiện để thực thi vận hành
hoạt động. Đồng thời, mỗi khi cần xử lý các vấn đề gấp, luật sư sẽ đồng hành hỗ
trợ ngay mà không cần chờ các thủ tục dẫn đến chậm trễ tiếp nhận tư vấn.
Thứ hai, tiết kiệm chi phí và thời gian: Tiết
kiệm chi phí thuê luật sư riêng; tiết kiệm thời gian tìm hiểu, nghiên cứu pháp
luật; giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng, hiệu quả; tập trung vào hoạt động
kinh doanh chính.
Nguyên tắc doanh nhân tập trung vào những
gì doanh nhân thành thạo nhất, dành những việc không chuyên cho người khác xử
lý sẽ đảm bảo sự thành công. Nguyên lý 80/20 của Richard Koch cho thấy, có đến
80% những việc không trọng tâm thì doanh nhân có thể để người khác gia công,
làm thay.
Vấn đề pháp lý là chuyên nghiệp với các luật sư nhưng là không chuyên
đối với doanh nhân. Vì vậy, doanh nhân tập trung vào những vấn đề trọng tâm để
kinh doanh hiệu quả là điều cốt lõi, luật sư lo việc chuyên nghiệp để doanh nghiệp
phát triển trên nền tảng pháp lý bền vững.
Thứ ba, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và hoạt động hiệu quả sẽ tạo dựng được uy tín,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Dịch vụ tư vấn pháp luật giúp
doanh nghiệp nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp, tăng cường niềm tin với khách
hàng, đối tác, nhà đầu tư, tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Từng
văn bản, từng hợp đồng gửi đi khi đã có luật sư đồng hành rà soát dự thảo sẽ đảm
bảo tính pháp lý về mặt nội dung và hình thức, thể hiện sự chuyên nghiệp để các
doanh nhân tự tin triển khai các giao kết với các đối tác, qua đó hình ảnh
doanh nhân chuyên nghiệp cũng được nâng lên.
Khác với nhiều quan điểm cho rằng doanh
nghiệp tiếp cận dịch vụ luật sư là khó, hiện nay nhiều hãng luật chuyên nghiệp
có nhiều phương thức cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên để doanh nghiệp có
thể tiếp cận với dịch vụ pháp lý một cách dễ dàng.
Các hãng luật chuyên nghiệp thường có số
lượng luật sư đông, các lĩnh vực mà họ tư vấn là rộng lớn, phạm vi hoạt động của
họ ở nhiều địa phương, có thể giúp doanh nghiệp đàm phán với đa dạng đối tác,
có thể nhận ủy nhiệm của doanh nhiều tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý ở
nhiều nơi, như thế sẽ giải quyết được vấn đề tiết kiệm chi phí cho các doanh
nghiệp.
Chẳng hạn Luật sư FDVN có mặt ở khắp các thành phố lớn ở Việt Nam từ Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Gia Lai… Như vậy, nhân sự FDVN sẽ
nhận ủy quyền của thân chủ tham gia giải quyết các vấn đề pháp lý ở nhiều nơi,
cũng là giải pháp tiết kiệm chi phí pháp lý.
Sự đồng hành của doanh nhân và luật sư đến
từ hai phía. Để trở thành sự lựa chọn tin tưởng cho các doanh nghiệp, mỗi hãng
luật phải nâng cao năng lực chuyên môn, đội ngũ nhân sự phải am tường nhiều
ngôn ngữ, am hiểu pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, có kinh nghiệm dày dặn
trong giải quyết các vấn đê pháp lý ở nhiều Tòa án, Trọng tài, để có thể tạo ra
những giá trị tư vấn tốt cho khách hàng. Điều đó rất quan trọng đối với sự ủy
thác, vì với nghề luật sư, sự tin tưởng có giá trị rất lớn!
Luật sư Lê Cao
Luật sư điều hành FDVN
Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại
Miền Trung (MCAC)
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?