Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tổng Bí Thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Nghệ An

Trà Giang Thứ sáu, 16/05/2025 - 09:02

(PLPT) - Sáng 15/5, trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Tham gia buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Lê Minh Hưng - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an.

Cùng dự có các đồng chí: Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Lưu Quang - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Bùi Thanh Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; cùng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ.

Quang cảnh buổi làm việc.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Báo cáo với Tổng Bí thư và đoàn công tác Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung nêu rõ, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy đã lãnh đạo hệ thống chính trị cùng với Nhân dân đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được tập trung đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thực chất, đề cao hiệu quả. Dự kiến có 19/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, 2 chỉ tiêu cần phải tiếp tục nỗ lực thực hiện.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong 4 năm 2021-2024, tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh đạt 7,89%, cao hơn giai đoạn 2016-2020 (6,97%). Quy mô GRDP năm 2024 đạt 216,9 nghìn tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần năm 2020, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành.

GRDP bình quân đầu người đạt 62,5 triệu đồng, tăng 1,45 lần so với năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 89.427 tỷ đồng, tăng bình quân 9,4%/năm, dự kiến năm 2025 đạt khoảng 26.000 tỷ đồng, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra.

Thu hút đầu tư tăng mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng dự án. Trong 3 năm gần đây, Nghệ An liên tục đứng trong nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, tổng vốn đăng ký đạt trên 4,81 tỷ USD, gấp 4,5 lần số vốn lũy kế từ năm 2020 trở về trước.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Chính truyền thống 'sâu rễ, bền gốc' ấy là điểm tựa tinh thần vững chắc, là nguồn lực nội sinh quý báu nuôi dưỡng bản lĩnh, khí chất và khát vọng đi lên của đất và người xứ Nghệ”.

Bên cạnh những kết quả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An đã đạt được, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ ra những “nút thắt” phát triển của tỉnh, như: GDP đứng thứ 10, nhưng ngân sách tỉnh mới chỉ tự cân đối được 50%. Thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp, chỉ bằng khoảng 50% thu nhập trung bình cả nước. Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; tỷ lệ hộ nghèo còn cao hơn bình quân chung cả nước.

Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu mở đầu cuộc làm việc.

Nghệ An còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa có nhiều dự án lớn, có tính động lực, tạo đột phá cả về chuyển dịch cơ cấu và lan tỏa công nghệ. Doanh nghiệp quy mô nhỏ, đông nhưng chưa mạnh. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập. Tinh thần đột phá, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn...

“Những tiềm năng chiến lược đó không tự trở thành sức mạnh. Chỉ có tư duy đột phá, hành động quyết liệt và khát vọng đủ lớn mới biến tiềm lực thành hiện thực, đưa Nghệ An thành cực tăng trưởng tầm quốc gia”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tỉnh cần mạnh dạn bước ra khỏi quán tính phát triển cũ, hướng tới một mô hình tăng trưởng hiện đại hơn, lấy công nghệ và tri thức làm động lực, lấy đổi mới thể chế và quản trị làm đòn bẩy, lấy con người và văn hóa xứ Nghệ làm nền tảng.

“Nghệ An cần tận dụng thời cơ lịch sử khi được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW, được trao cơ chế đặc thù để không chỉ “phấn đấu trở thành tỉnh khá” như Bác Hồ từng căn dặn, mà xa hơn, phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu đó, trước mắt là chỉ tiêu tăng trưởng 10,5% năm 2025 - thách thức không nhỏ đối với tỉnh, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ một số định hướng lớn tỉnh Nghệ An cần tập trung.

Nhiệm vụ rất quan trọng tiếp theo là tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, bảo đảm “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”. Nghệ An cần triển khai mô hình chính quyền 2 cấp (tỉnh và cơ sở) đảm bảo hiệu quả, thông suốt để phát huy tốt nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Các đại biểu Trung ương dự buổi làm việc.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, tỉnh cần đột phá về tư duy và thể chế phát triển. Theo đó, tỉnh cần mạnh dạn chuyển từ “phát triển theo chiều rộng” sang “tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo, hiệu quả và giá trị gia tăng cao” dựa trên khoa học, công nghệ và con người, bảo đảm hài hòa, bền vững giữa kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường. Chuyển đổi tư duy từ “quản lý” sang “kiến tạo - phục vụ”. Nghệ An cần xây dựng các “vùng động lực vệ tinh”, ở khu vực miền núi, từng bước hình thành trung tâm cụm xã phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, hạ tầng thương mại, tài chính vi mô và dịch vụ công số cơ sở.

Bên cạnh đó, Nghệ An cần xây dựng một mô hình tăng trưởng hiện đại, có chiều sâu và năng lực thích ứng cao, dựa trên 4 trụ cột kinh tế chiến lược bao gồm: kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế biển, kinh tế tri thức. Phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghiệp sạch, đô thị sinh thái và kinh tế tuần hoàn, các ngành dịch vụ chất lượng cao.

Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt lưu ý tỉnh chú trọng phát triển kinh tế tư nhân trở thành “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế. Chính quyền các cấp phải coi sự thành công của doanh nghiệp là thành công của địa phương, chủ động tháo gỡ khó khăn, bảo vệ quyền tài sản, bảo đảm an toàn đầu tư và tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, tin cậy, chi phí thấp. Cùng với đó, tỉnh cần lấy con người xứ Nghệ làm trung tâm và động lực phát triển; xây dựng Đảng vững mạnh, chính quyền liêm chính, hiệu lực, hiệu quả.

“Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghệ An có trách nhiệm chính trị và đạo lý đặc biệt trong việc xây dựng Đảng bộ tỉnh thật sự trong sạch, vững mạnh, kiểu mẫu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ tổ chức, đạo đức công vụ và phương pháp lãnh đạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên, mà phải trở thành một trụ cột phát triển mang tầm chiến lược. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của khát vọng hùng cường, hội nhập toàn diện và đổi mới sâu rộng, tinh thần ấy càng phải được thắp sáng bằng hành động cụ thể của Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị của Nghệ An”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Sáu (SN 1923, trú phường Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An).

Mẹ Sáu sinh được 3 người con trai, trong đó 2 người con trai đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tổng Bí thư bày tỏ tri ân sâu sắc trước sự hy sinh, đóng góp to lớn của Mẹ và gia đình trong các cuộc kháng chiến của đất nước và cả trong thời bình; mong Mẹ tiếp tục mạnh khỏe, sống lâu, sum vầy cùng con cháu để chứng kiến được sự phát triển của đất nước...

Cùng chuyên mục

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 ngày trước

(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.