Pháp luật quốc tế

Nghiên cứu kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong điều tra, truy tố tội phạm trên không gian mạng

Thứ hai, 22/07/2024 - 14:33
Nghe audio
0:00

Nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Đoàn công tác VKSND tối cao do đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao làm Trưởng đoàn có chuyến nghiên cứu, làm việc tại thành phố San Fransico và Thủ đô Washington D.C. Hoa Kỳ về chủ đề “Điều tra, truy tố tội phạm trên không gian mạng” trong thời gian từ ngày 8-12/2024 (giờ Hoa Kỳ).

Tại San Francisco, Đoàn đã đến thăm và làm việc với một số cơ quan thực thi pháp luật gồm Cơ quan Chưởng lý, Tòa án liên bang của Hoa Kỳ phía Bắc quận California, tham dự các phiên toà xét xử thực tế; Đơn vị an ninh mạng và an ninh quốc gia thuộc Bộ Tư pháp; Đơn vị phản ứng nhanh về không gian mạng trực thuộc Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI.

Bên cạnh đó, Đoàn cũng đến thăm, làm việc với Bộ phận pháp chế và chính sách của nhà cung cấp dịch vụ công nghệ Google, Meta để nghe giới thiệu về chính sách cũng như cách thức hợp tác, phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế về vấn đề cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm.

Đoàn công tác tại Trung tâm tội phạm mạng, Cơ quan điều tra an ninh nội địa Hoa Kỳ.

Tại Washington D.C., Đoàn đã đến làm việc tại Đơn vị an ninh mạng, Đơn vị an ninh quốc gia, Đơn vị tội phạm máy tính và sở hữu trí tuệ (CCIPS), Đơn vị tương trợ tư pháp đối với tội phạm mạng thuộc Bộ Tư pháp, Cơ quan An ninh nội địa Hoa Kỳ, Đơn vị tài sản ảo, Đơn vị mạng của Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI).

Đoàn đã được nghe giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ về thu thập chứng cứ điện tử, chứng cứ số, thu hồi tài sản ảo, kỹ năng giám định máy tính, thiết bị điện tử, kỹ năng điều tra và truy tố tội phạm mạng, tội phạm về tiền điện tử thông qua các vụ án thực tế và tham quan thực địa. Qua đó, Đoàn đã hiểu rõ thêm về hệ thống tư pháp Hoa Kỳ và học hỏi được nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ có giá trị ứng dụng cao trong đấu tranh chống tội phạm trên không gian mạng đối với Việt Nam.

Đặc biệt, Đoàn đã có buổi chào xã giao Lãnh đạo Cục phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bà Shelby Smith Wilson, Phó Trợ lý thường trực Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Brandon Yoder, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mathew Willian, đại diện Chương trình Thực thi pháp luật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp và làm việc với Đoàn.

Bà Shelby bày tỏ vui mừng khi chứng kiến quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt, kể từ chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tại Việt Nam hồi tháng 9/2023 đã nâng tầm quan hệ hai nước lên “Đối tác chiến lược toàn diện”.

Bà cũng cảm ơn những nỗ lực hợp tác của VKSND tối cao Việt Nam với INL của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ kể từ năm 2017 đến nay trong triển khai hiệu quả nhiều chương trình, hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm trên không gian mạng, hợp tác quốc tế thông qua kênh tương trợ tư pháp hình sự. Đó là minh chứng cho quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa hai quốc gia.

Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng và Đoàn công tác tại buổi làm việc với ông Ismail J. Ramsey, Tổng Chưởng lý và ông Thomas S. Hixson, Thẩm phán liên bang Hoa Kỳ phía bắc quận San Fransico.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ và hợp tác của INL trong thời gian qua đối với VKSND tối cao thông qua các hoạt động đào tạo nhằm tằng cường năng lực của Kiểm sát viên trong đấu tranh chống tội phạm về ma tuý, xâm hại tình dục trẻ em, mua bán người, tội phạm công nghệ, tham nhũng, rửa tiền, động vật hoang dã, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và hợp tác quốc tế thông qua tương trợ tư pháp hình sự.

Đặc biệt, các chuyên gia Hoa Kỳ đã xây dựng Chương trình đào tạo cho các Kiểm sát viên, Điều tra viên của ngành Kiểm sát nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực điều tra, truy tố tội phạm trên không gian mạng. Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá đây là chương trình đào tạo đầu tiên và bài bản nhất cho đến thời điểm này về điều tra truy tố tội phạm trên không gian mạng cho cán bộ, Kiểm sát viên của ngành Kiểm sát Việt Nam.

Chuyên gia quốc tế được lựa chọn mời tham gia là các Công tố viên, đặc vụ và chuyên gia pháp luật của Hoa Kỳ có kinh nghiệm chuyên môn sâu, có phương pháp giảng dạy tích cực. Kết thúc chương trình học, các học viên đã xây dựng được Bộ Hướng dẫn quy trình xử lý các vụ án liên quan đến tiền ảo, Bộ Hướng dẫn quy trình xử lý các vụ án liên quan đến tội phạm trên không gian mạng và một hệ thống tổng hợp các bài giảng. Đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích đối với học viên nói riêng, và có giá trị không chỉ trong công tác nghiệp vụ mà còn là định hướng để các cơ sở đào tạo trong ngành Kiểm sát nhân dân tham khảo xây dựng giáo trình chuyên sâu nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho cán bộ trong Ngành.

Tại buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi về phương hướng hợp tác trong thời gian tới. Theo đó, phía Hoa Kỳ bày tỏ thiện chí tiếp tục hỗ trợ VKSND tối cao trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, tội phạm kinh tế, rửa tiền, các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và tội phạm buôn bán người; tiếp tục hỗ trợ VKSND tối cao tổ chức các khóa đào tạo về điều tra, truy tố tội phạm trên không gian mạng cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên trong Ngành.

Trong khuôn khổ chương trình chuyến công tác, Đoàn cũng đến thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C.

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh - Từ góc độ quản lý nhà nước

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh - Từ góc độ quản lý nhà nước

Thực tiễn pháp luật và tư pháp  -  4 tháng trước
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh - Từ góc độ quản lý nhà nước

Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh - Từ góc độ quản lý nhà nước

Thực tiễn pháp luật và tư pháp  -  4 tháng trước
Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Theo: kiemsat.vn

Cùng chuyên mục

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  4 tuần trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC: Muộn còn hơn không

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Bài viết sẽ tập trung phân tích sâu các chính sách pháp lý đã và đang được các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai để thúc đẩy kinh tế số, đồng thời làm rõ những khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp pháp lý khả thi cho tương lai kinh tế số của khu vực.

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Thiết chế Tổng Thư ký Hạ viện Canada - Kiến nghị đối với mô hình bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Thạc sỹ Đỗ Thúy Bình, Vụ Thư ký, Văn phòng Quốc hội, mô hình Ban Thư ký giúp việc cho Tổng Thư ký Quốc hội hiện nay có nhiều điểm khá tương đồng với Nhóm quản trị của Tổng Thư ký Hạ viện Canada.

Đọc nhiều