Đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản bị điều tra vụ nhận chuyển nhượng đất dự án VP6 Linh Đàm
Nhật Duy
Thứ hai, 05/08/2024 - 15:58
(PLPT) - Cơ quan điều tra tách rút hồ sơ để tiếp tục điều tra thêm, làm rõ hành vi của đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản trong việc chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm của nhóm cựu lãnh đạo Công ty Coma 18.
HĐXX TAND TP Hà Nội sẽ mở
phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo liên quan đến nhóm cựu lãnh đạo Công ty
Coma 18 chuyển nhượng đất dự án VP6 Linh Đàm vào ngày 9/8. Được biết, đây là lần
xét xử thứ ba sau hai lần tạm hoãn do luật sư và bị cáo đều có đơn xin vắng mặt
vì nhiều lý do khác nhau.
Ông Lê Huy Lân (SN 1962,
cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Coma 18); Nguyễn Xuân Phong (SN 1968, cựu Phó
Tổng giám đốc) bị truy tố, đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; ông Lê Văn Khương (SN 1955, cựu Chủ
tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cơ khí xây dựng - Coma) hầu tòa về tội
"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, Công ty cổ
phần Coma 18 được thành lập và hoạt động từ năm 2005, vốn điều lệ doanh nghiệp
là hơn 134 tỷ đồng, trong đó Nhà nước chiếm 51% do Tổng công ty Cơ khí xây dựng
(Coma) giữ cổ phần. Công ty CP Coma 18 do ông Lê Huy Lân làm Tổng giám đốc, đại
diện theo pháp luật và đại diện phần vốn Nhà nước.
Ngày 8/2/2010, Tổng công
ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) ký hợp đồng kinh tế về việc chuyển
giao hạ tầng lô đất 184,09 ha cho Công ty CP Coma 18 để thực hiện dự án VP6
Linh Đàm. Hợp đồng nêu rõ, không được chuyển giao lô đất, chuyển nhượng quyền sử
dụng lô đất cho bên thứ ba nào khác trong thời gian thực hiện hợp đồng.
Năm 2013, bị cáo Lê Huy
Lân ký tờ trình 409 gửi Tổng công ty, xin chuyển nhượng dự án trên. Bị cáo Lê
Văn Khương và các thành viên trong Hội đồng thành viên đã chấp thuận cho Công
ty Coma 18 được chuyển nhượng dự án hoặc hợp tác kinh doanh.
Cụ thể, các thành viên Hội
đồng quản trị Coma đều đồng ý chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp tư nhân xây
dựng số 1 tỉnh Điện Biên của đại gia Lê Thanh Thản (Tập đoàn Mường Thanh) với mức
giá không dưới 12,9 tỷ đồng.
Ngày 25/7/2013, Coma 18
ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 18/HĐHTKD/COMA 18 – DNTNĐB với doanh nghiệp của
ông Lê Thanh Thản làm chủ, với nội dung: “DNTN Điện Biên đồng ý góp vốn đầu tư
để Công ty CP Coma 18 với tư cách là chủ đầu tư cấp 2, tiến hành triển khai thực
hiện dự án VP6 mà không thành lập pháp nhân mới; DNTN Điện Biên được
hưởng 100% kết quả kinh doanh; DNTN Điện Biên có trách nhiệm góp 95% tổng mức đầu
tư của dự án, tương đương số tiền 12,311 tỷ đồng…”
Cũng tại hợp đồng này cả
hai bên xác định, doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản có trách nhiệm kê khai, nộp
các khoản thuế.
Ngày 26/7/2013, Coma 18
có giấy ủy quyền số 426 cho doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản thực hiện dự
án VP6 Linh Đàm. Tuy
nhiên, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên tổ chức xây dựng dự án
sai quy hoạch được phê duyệt, xây tăng từ 25 lên 37 tầng (từ 138 lên 840 căn hộ,
tăng 702 căn), tăng 630m2 đất xây dựng. Doanh nghiệp tư nhân xây
dựng số 1 tỉnh Điện Biên xuất hóa đơn GTGT, thu tiền của khách hàng.
Điều tra thêm hành vi của ông Lê Thanh Thản
Năm 2015, tòa nhà được đưa vào sử dụng, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xuất hóa đơn GTGT, thu tiền của khách hàng. Chỉ một năm sau đó, Thanh tra Hà Nội ra kết luận, tạm tính tiền sử dụng đất của dự án VP6 Linh Đàm là hơn 74,8 tỷ đồng.
Đến năm 2023, Sở TN&MT Hà Nội ra kết luận giám định cho thấy, hành vi của nhóm lãnh đạo Công ty Cổ phần Coma 18 khi giao đất cho doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản, đã gây thiệt hại hơn 64,3 tỷ đồng.
Ngày 10/8/2016, Thanh
tra Hà Nội ra kết luận, tạm tính tiền sử dụng đất của dự án VP6 Linh Đàm là hơn
74,8 tỷ đồng. Năm 2023, Sở Tài nguyên Môi trường ra kết luận giám định cho thấy,
hành vi của nhóm lãnh đạo Coma 18 khi giao đất cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng
số 1 tỉnh Điện Biên gây thiệt hại hơn 64,3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tư nhân xây
dựng số 1 tỉnh Điện Biên đã nộp thay 64 tỷ đồng trong số thiệt hại trên và có
quan điểm sẽ nộp nốt 300 triệu đồng nếu "cơ quan điều tra có yêu cầu".
Hồ sơ vụ án cho thấy,
trong giai đoạn điều tra, đại gia Lê Thanh Thản khai “không thỏa thuận với bị
cáo Lê Huy Lân về việc Công ty Coma 18 nhận khu đất VP6 Linh Đàm để chuyển lại
cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên”.
Ông Lê Thanh Thản cho
hay, bị cáo Lê Huy Lân chủ động đến liên hệ, xin ký hợp đồng, cá nhân ông không
thúc đẩy, tác động khiến Coma 18 chuyển nhượng dự án.
Do chưa có cơ sở xác định
vai trò đồng phạm của ông Lê Thanh Thản, cơ quan điều tra tách tài liệu để làm
rõ sau.
Đại gia "điếu cày" Lê Thanh Thản là ai?
Ông Lê Thanh Thản (73 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP sản xuất, xuất nhập khẩu Bemes (Công ty Bemes), Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, thường được gọi với cái tên "đại gia điếu cày".
"Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản lập nghiệp bằng nghề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền núi. Năm 1997, ông xây dựng khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh đầu tiên tại Điện Biên.
Sau ngày thành lập, doanh nghiệp tư nhân của ông Thản mở rộng thị trường xây dựng ở nhiều tỉnh khác trong nước và cả Lào.
Năm 1997, khách sạn đầu tiên mang thương hiệu Mường Thanh được thành lập tại TP Điện Biên. Từ đó đến nay, hàng loạt khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh đã lần lượt xuất hiện trên khắp các tỉnh thành cả nước.
Khi đã có trong tay một số vốn, ông Thản về Hà Nội để phát triển sự nghiệp thông qua kinh doanh bất động sản. Xác định chiến lược kinh doanh mua rẻ - bán rẻ”, “đại gia điếu cày” cho ra đời hàng loạt các dự án nhà giá rẻ tại Hà Nội như khu đô thị Xa La (Hà Đông), Linh Đàm (Hoàng Mai), Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai), Đại Thanh (Thanh Trì),...
Tháng 10/2012, Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh được đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.Tính đến 2015, Công ty Tập đoàn Mường Thanh đều thuộc sở hữu của gia đình ông Lê Thanh Thản. Trong đó ông Lê Thanh Thản nắm 70%, bà Lê Thị Hoàng Yến, con gái của ông Lê Thanh Thản nắm giữ 20% và ông Đỗ Trung Kiên (chồng bà Yến) nắm giữ 10%.
Năm 2013, bà Lê Thị Hoàng Yến chính thức trở thành Tổng Giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh. Ngược với bất động sản, mảng khách sạn, nghỉ dưỡng của ông Thản lại được xây dựng với tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Đến nay, chuỗi khách sạn này đã có 60 đơn vị thành viên, chia làm 4 phân khúc gồm Mường Thanh Luxury, Mường Thanh Grand, Mường Thanh Holiday và Mường Thanh.
Ngoài vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử, ngày 10/8/2023, TAND TP Hà Nội mở phiên sơ thẩm, xét xử ông Lê Thanh Thản với tư cách là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Bemes kiêm Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, về tội “Lừa dối khách hàng” tại dự án CT6 Kiến Hưng ( phường Kiến Hưng, quận Hà Đông). Khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này, nhận thấy nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ, HĐXX đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?