Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Phòng ngừa rủi ro trong biên soạn, thương thảo và quản lý hợp đồng xây dựng

Đình Đức Thứ sáu, 11/10/2024 - 15:50
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Ngày 10/10/2024, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) tổ chức Hội thảo về Hợp đồng và xử lý tranh chấp trong xây dựng 2024 (CCCDR 2024) tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - cho biết, ngành xây dựng Việt Nam tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Các dự án lớn về cơ sở hạ tầng, kể cả trong đầu tư công, hợp tác công tư hay đầu tư tư nhân đang có sự gia tăng, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội thì cũng luôn tiểm ẩn các rủi ro, xung đột, các tranh chấp, từ tranh các hoạt động này.

Tại VIAC, khoảng 20% các vụ việc mới mỗi năm là các vụ việc phát sinh trong hoạt động xây dựng (bao gồm các tranh chấp liên quan đến cơ sở hạ tầng và đầu tư) và chiếm hơn 90% tổng giá trị tranh chấp hàng năm. Giải quyết tranh chấp Trọng tài xây dựng, đặc biệt đối với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, luôn đòi hỏi chuyên môn sâu và kinh nghiệm của các đối tượng liên quan. Yêu cầu này không chỉ đặt ra đối với các Trọng tài viên, Luật sư của các Bên mà còn cả đội ngũ nhân sự của tổ chức trọng tài trong việc tổ chức và điều phối quá trình giải quyết tranh chấp.

GS.TS Lê Hồng Hạnh phát biểu khai mạc Hội thảo.

Chủ tịch Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) cho rằng đây là cơ hội tuyệt vời để các chuyên gia pháp lý, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cùng nhau thảo luận về những rủi ro trong hoạt động xây dựng và cách ngăn ngừa quản lý, để góp phần giúp cho sự phát triển bền vững của ngành xây dựng. Bên cạnh đó, cũng là dịp được họp mặt đông đủ các người tham dự, của các Hội viên Hội và những người quan tâm đến lĩnh vực hợp đồng xây dựng đến từ 2 miền tổ quốc.

Hợp đồng xây dựng không chỉ là giao kết pháp lý mà còn là công cụ đảm bảo sự công bằng trong việc phân bổ rủi ro cho các bên tham gia. Quá trình thực hiện hợp đồng luôn luôn tồn tại vô số rủi ro tiềm ẩn nên những người tham gia biên soạn, thương thảo và quản lý nên trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.

Ông Nguyễn Nam Trung - Chủ tịch Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) phát biểu tại Hội thảo.

Tại hội thảo về những bất cập giữa pháp luật xây dựng Việt Nam và mẫu hợp đồng FIDIC (được biết đến là mẫu hợp đồng xây dựng quốc tế phổ biến nhất hiện nay), ông Vũ Văn Vịnh, Giám đốc Ban Quản lý Dự án 2, Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh, đã nhận định rằng mẫu hợp đồng FIDIC được phát triển dựa trên hệ thống thông luật (common law), trong khi đó pháp luật Việt Nam lại thuộc hệ thống dân luật (civil law). Khi áp dụng FIDIC, các quy định chủ yếu tập trung vào nghĩa vụ giữa các bên liên quan như nhà thầu, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn, từ đó giúp giải quyết các vấn đề nhanh chóng và rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, ông Vịnh cũng chỉ ra rằng theo quy trình pháp lý tại Việt Nam, các quyết định của các bên trong hợp đồng thường bị ảnh hưởng mạnh bởi quá trình phê duyệt từ các cơ quan có thẩm quyền. Từ các giai đoạn chuẩn bị, khảo sát, đến bàn giao mặt bằng, quá trình này có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, tạo điều kiện cho nhà thầu yêu cầu gia hạn hoặc tăng chi phí.

Ngoài ra, các điều khoản xử lý khiếu nại, tranh chấp trong FIDIC được thiết kế rất chi tiết, trong khi hệ thống xử lý tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, khi áp dụng hợp đồng FIDIC tại Việt Nam, việc xảy ra các tranh chấp và khiếu nại là điều thường gặp. Ông Vịnh còn nhấn mạnh rằng, trong FIDIC, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và khoản tiền giữ lại để bảo hành là hai vấn đề độc lập, không thể thay thế cho nhau. Điều này khác biệt với quy định pháp luật Việt Nam, khi yêu cầu bảo lãnh kéo dài tới thời điểm bàn giao và tiếp tục với nghĩa vụ bảo hành.

Tại Hội thảo về các rủi ro khi áp dụng mẫu hợp đồng FIDIC, ông Nguyễn Đắc Phước, Trưởng phòng Quản lý Thực hiện Dự án 3 của Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội, đã đưa ra những nhận định về sự khác biệt giữa quy định pháp luật Việt Nam và mẫu hợp đồng quốc tế FIDIC. Theo ông Phước, chủ đầu tư tại Việt Nam thường đối mặt với ba rủi ro chính: việc chậm bàn giao mặt bằng và quyền tiếp cận công trường, các thay đổi và phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, và quyền tạm dừng công việc của nhà thầu.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều