Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024

Khánh Huyền Thứ sáu, 11/10/2024 - 11:34

(PLPT) - Theo dự kiến, ngày 24-25/10/2024, Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ nhất Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024 - “The 1st International Conference Green Transformation 2024” sẽ diễn ra tại Eurowindow Office Building, Hà Nội.

8 phiên thảo luận với những chủ đề nóng

Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ nhất Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024 - “The 1st International Conference Green Transformation 2024” do Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 24 - 25/10/2024, tại tầng 18, Eurowindow Office Building, số 2 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.

The 1st International Conference Green Transformation 2024 là một sự kiện quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đang trở nên vô cùng cấp thiết. Hội thảo không chỉ là một diễn đàn khoa học liên ngành mà còn là cầu nối để chia sẻ những ý tưởng sáng tạo, các chính sách và kinh nghiệm thực tiễn từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, bền vững.

Sắp diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu năm 2024 - Ảnh 1

Chủ đề của hội thảo "Chuyển đổi xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu" nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm kiếm những giải pháp mới, linh hoạt và sáng tạo để giải quyết các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. Những đóng góp của Hội thảo này sẽ góp phần tạo nên một nền tảng vững chắc cho việc xây dựng một tương lai bền vững hơn cho các thế hệ mai sau, nơi con người và thiên nhiên có thể cùng tồn tại và phát triển hài hòa.

Nội dung Hội thảo được chia thành tám phiên thảo luận, chứa đựng những chủ đề nóng, cụ thể và thiết thực, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thông tin và tri thức bổ ích.

Phiên I, Chính sách, quản lý và kinh nghiệm trong chuyển đổi xanh: Đề cập đến những thách thức và cơ hội trong việc chuyển đổi năng lượng tái tạo tại Việt Nam, cũng như các chính sách liên quan đến kinh tế tuần hoàn. Những kinh nghiệm thực tiễn từ các lĩnh vực khác nhau sẽ được chia sẻ, như quy trình chuyển đổi xanh trong ngành hóa chất hay ngành cảng biển…

Phiên II, Chuyển đổi xanh trong bối cảnh chuyển đổi số: Sự tích hợp giữa công nghệ số và chuyển đổi xanh sẽ là chủ đề trung tâm. Những nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong công-nông nghiệp, cũng như việc xây dựng hệ sinh thái giáo dục số sẽ được thảo luận, nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường.

Phiên III, Giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng: Thảo luận về các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi năng lượng sang các nguồn tái tạo. Các nghiên cứu trường hợp từ nhiều quốc gia sẽ chỉ ra những mô hình thành công và các phương pháp kỹ thuật hiệu quả.

Phiên IV, Thảm họa, môi trường và biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống và môi trường sinh thái, phiên này sẽ tập trung vào đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cũng như các giải pháp thích ứng tại các khu vực đô thị, nông thôn, miền núi và các vùng dân cư ven biển tại Việt Nam.

Phiên V, Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn: Các bài viết trong phiên này phân tích các mô hình kinh tế chia sẻ, tái chế và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Những thách thức trong việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam sẽ được thảo luận, nhằm tìm ra các giải pháp khả thi.

Phiên VI, Vật liệu thân thiện với môi trường và công nghệ các-bon thấp: Các nghiên cứu về vật liệu xây dựng từ đất sét tự nhiên và công nghệ xử lý chất thải sẽ được chia sẻ, phản ánh sự phát triển của các công nghệ mới nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

Phiên VII, Sinh thái nông nghiệp và hệ thống thực phẩm bền vững: Những nghiên cứu về nông nghiệp và tác động của môi trường, thực phẩm, đến hành vi tiêu dùng sẽ giúp mở rộng hiểu biết về cách mà thực phẩm có thể được sản xuất và tiêu thụ một cách bền vững.

Phiên VIII, Văn hóa, giáo dục và truyền thông về chuyển đổi xanh: Phiên này sẽ tìm hiểu vai trò của giáo dục và truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi xanh, bao gồm cả sự tham gia của các cộng đồng địa phương và các chiến lược giáo dục để thúc đẩy các hành động bền vững.

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Hội thảo còn thu hút sự chú ý khi giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô các sản phẩm tiêu dùng xanh thông qua các gian hàng triển lãm diễn ra liên tục trong 2 ngày 24-25/10.

Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tăng cường kết nối kinh doanh, người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm thực tiễn các sản phẩm bền vững, tạo cầu nối để các cơ quan quản lý, các tổ chức, hiệp hội có sự trao đổi, chia sẻ và đề xuất các sáng kiến, giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  16 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?