Quản lý rui ro, triển khai hiệu quả cơ chế phòng chống rửa tiền
Tuấn Anh
Thứ ba, 12/11/2024 - 08:44
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024-2028.
Chỉ thị số 05/CT-NHNN nhằm thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022; kế hoạch của NHNN triển khai Nghị quyết số 71/NQ-CP.
Chỉ thị nêu rõ, nhằm kiểm soát, quản lý rủi ro rửa tiền, góp phần triển khai hiệu quả cơ chế phòng chống rửa tiền, Thống đốc yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tiếp tục tổ chức thực hiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng chống rửa tiền.
Tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các đối tượng báo cáo thuộc thẩm quyền dựa trên mức độ rủi ro rửa tiền của đối tượng và kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (được phê duyệt theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 10/5/2024 của Chính phủ).
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo Thống đốc theo quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu cần tăng cường kiểm tra, rà soát chứng từ, giao dịch khi cung ứng các sản phẩm tiềm ẩn rủi ro rửa tiền; tăng cường rà soát các giao dịch với khách hàng liên quan đến lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền của Việt Nam giai đoạn 2018-2022.
Trong quá trình thực hiện rà soát các giao dịch, nếu có nghi ngờ hoặc có cơ sở pháp lý để nghi ngờ tiền, tài sản trong giao dịch có liên quan đến các loại tội phạm nguồn có nguy cơ rửa tiền cao, hoặc trung bình cao theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền (như tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Mua bán trái phép chất ma túy", "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ", "Buôn lậu", "Trốn thuế", "Mua bán người", "Đánh bạc",…) thì phải lập và gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, NHNN yêu cầu tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền và triển khai các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
(PLPT) - Đó là một trong những chỉ đạo được đưa ra tại Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 6/11/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận về điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(PLPT) - Bộ Y tế đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(PLPT) - Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
(PLPT) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hệ thống Giáo dục NTG long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ký kết hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực với Trường ITW Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức.
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo, được chào bán trên các trang mạng xã hội.
(PLPT) - Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã bắt đối tượng truy nã đặc biệt Trần Ngọc Bích - Giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Bắc Á về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?