Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép mua bán vàng, không ấn định địa điểm
Ninh Gia
Thứ hai, 11/11/2024 - 12:06
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
Theo chất vấn của Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), thời gian vừa qua, việc bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được người dân đồng tình. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ bán ra mà không mua vào nên người dân có nhu cầu không biết bán ở đâu. Nguyên nhân do đâu?
Đại biểu Hòa cũng chất vấn, tại sao chỉ triển khai bán vàng ở TPHCM và TP. Hà Nội mà không bán nhiều nơi cho dân được mua?
Đại biểu cũng hỏi hiện nay lượng kiều hối về Việt Nam rất nhiều, người dân gửi vào ngân hàng lại phải chịu lãi suất 0 đồng, trong khi Ngân hàng Nhà nước đi vay nước ngoài phải trả lãi, vậy sao không vay trả lãi cho dân, qua đó cũng kích thích lượng kiều hối gửi về nước, nguyên nhân từ đâu?
Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Hòa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, về việc Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua, bà Hồng giải thích, Ngân hàng Nhà nước cung vàng do nhu cầu gia tăng, chưa đặt vấn đề mua lại, mà tập trung thực hiện giải pháp tăng cung vàng.
Theo Thống đốc, hiện đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 đơn vị kinh doanh mua bán vàng, vẫn diễn ra hoạt động mua bán bình thường. Việc doanh nghiệp không mua vàng cá nhân có thể vì một vài lý do như cân đối tiền.
Nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM và thành phố lớn, Thống đốc cho hay, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
Việc doanh nghiệp và tổ chức tín dụng xem xét đánh giá nhu cầu tỉnh thành và mở điểm mua bán vàng miếng. Qua tổng hợp, nhu cầu mua bán chủ yếu là TP. Hà Nội, TPHCM và thành phố lớn, còn các tỉnh thành khác không có tình trạng xếp hàng mua bán vàng miếng.
Ngay sau đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đã đăng ký tranh luận để làm rõ thêm phần chất vấn và trả lời chất vấn của Thống đốc liên quan đến việc tại sao người dân bán vàng miếng, Ngân hàng lại không mua nên phải bán chợ đen, điểm này là bất hợp lý?
Đây là vấn đề lớn, thời gian trả lời trực tiếp tại Quốc hội có hạn nên Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp tục trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa bằng văn bản.
Trả lời chất vấn về quản lý và bình ổn thị trường vàng mà đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) đưa ra, Thống đốc cho hay thị trường vàng biến động, từ năm 2021 giá vàng thế giới tăng cao. Thực tế, Ngân hàng Nhà nước chưa can thiệp trong thời gian này. Nhưng sau đó đến tháng 6/2024, giá vàng tiếp tục tăng ở mức rất cao. Trước khi can thiệp giá vàng từ 2.300-2.400 USD/ounce, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế tăng cao nên Chỉnh phủ đã chỉ đạo quyết liệt về việc giảm chênh lệch. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đấu thầu và can thiệp 9 phiên đấu thầu.
Song, do giá vàng thế giới lập đỉnh khá cao nên để thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới, Ngân hàng Nhà nước đã dùng biện pháp bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại. Phương án này giúp chênh lệch giá vàng giảm từ 15-18 triệu đồng/lượng, giờ chỉ còn 3-4 triệu đồng/lượng.
Theo Thống đốc, do nước ta không sản xuất vàng nên việc can thiệp còn phụ thuộc nhập khẩu vàng quốc tế và do diễn biến khó lường nên Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát thị trường thế giới để có chính sách ổn định thị trường vàng.
Về lý do áp lãi suất 0% với đô la Mỹ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết trước đây thị trưởng ngoại hối, tỷ giá của Việt Nam trải qua những biến động, gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
Từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp quan trọng về kiên định điều hành theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ ổn định giá trị Việt Nam đồng.
Cùng với đó, có những chính sách kết hợp chính sách lãi suất và tỉ giá để sao cho việc nắm giữ Việt Nam đồng hấp dẫn và có lợi hơn.
Theo đó, lãi suất đô la Mỹ đưa về 0% và thực hiện các giải pháp để ổn định tỷ giá, ban hành các thông tư hạn chế doanh nghiệp mua trước khi có nhu cầu về ngoại tệ.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá trên cơ sở tỷ giá trung tâm, hàng ngày có biến động lên xuống, giúp giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế.
Theo đó, doanh nghiệp và người dân có đô la bán cho tổ chức tín dụng để bán lại cho Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, dự trữ ngoại hối Nhà nước mới gia tăng có lúc lên đến hàng trăm tỷ đô la Mỹ (cuối 2015 chỉ có khoảng 30 tỷ đô la Mỹ).
"Chúng tôi thấy đây là giải pháp chính sách rất hiệu quả và rất tốt, có hiệu quả cho ổn định kinh tế vĩ mô. Còn bây giờ tăng lãi suất gửi ngoại tệ lên có nghĩa người nắm giữ ngoại tệ vừa được hưởng lợi về những biến động tỷ giá, còn được lãi suất tiền gửi có thể gây tâm lý chuyển dịch từ VNĐ sang ngoại tệ, gây rủi ro trở lại", Thống đốc khẳng định.
Về vấn đề lừa đảo trên không gian mạng đối với sàn forex, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay, chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp phép kinh doanh ngoại hối, đặc biệt kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế. Khi doanh nghiệp và người dân có những giao dịch cần ngoại tệ thì sẽ giao dịch với các tổ chức tín dụng, còn các tổ chức và cá nhân khác thì không được kinh doanh ngoại hối.
“Ngân hàng Nhà nước cũng chưa cấp phép cho một sàn giao dịch nào về vấn đề này. Nếu người dân giao dịch tại các sàn này thì sẽ có hệ lụy là bị lừa đảo. Do đó, các cơ quan quản lý cũng cần phối hợp để kiểm soát, tăng cường phát hiện các sàn không được cấp phép để có biện pháp xử lý” - tư lệnh ngành ngân hàng nhấn mạnh.
Về phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa để đạt mục tiêu tăng trưởng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ là phải góp phần ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện là chỉ tiêu lạm pháp. Căn cứ xác định mục tiêu và điều hành chính sách tiền tệ dựa trên mức độ lạm phát. Còn mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng là một định hướng về tăng trưởng tín dụng mà tùy theo tình hình thực tế Ngân hàng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh.
(PLPT) - Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, phiên chất vấn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, sau 13 năm áp dụng, các quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng hay sàng lọc nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.
(PLPT) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu cho rằng điều kiện kéo dài tuổi phục vụ thêm 5 năm vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng.