Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Chính phủ: Xây dựng đội ngũ doanh nhân “cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển”

Phương Thúy Thứ sáu, 04/10/2024 - 15:49
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thủ tướng mong muốn lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, “cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”.

Thường trực Chính phủ gặp mặt đại diện Doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Sáng nay, 4/10, tại trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.

Buổi gặp mặt không chỉ để biểu dương, cổ vũ, khích lệ những đóng góp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mà còn nối dài chuỗi các hoạt động lắng nghe, chia sẻ, trao đổi của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ ngành với doanh nghiệp - động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững tại thời điểm nền kinh tế thế giới và trong nước đang chuyển mình theo những xu hướng mới.

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đối trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế

Theo Thủ tướng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế; một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm thiết thực, kịp thời, cả trước mắt và lâu dài với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Từ Đại hội lần thứ IX, Đảng đã đề cập đến vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 9/12/2011, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41-NQ/TW tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó nhấn mạnh: "Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh."

Chính phủ luôn bám sát, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, chính đáng. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cũng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn, niềm tin được củng cố, tăng cường

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Tỉ lệ doanh nghiệp được đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện cả nước có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh.

Riêng trong 9 tháng đầu năm đã có hơn 183 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù còn nhiều khó khăn do bối cảnh trong nước và quốc tế nhưng tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỉ lệ doanh nghiệp được đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại. Tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Xây dựng "cánh chim đầu đàn" để doanh nghiệp vươn ra thế giới

Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel Tào Đức Thắng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu, nhất là các doanh nhân, đại diện lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện trong kinh doanh và vai trò xã hội của doanh nghiệp; kiến nghị, đề xuất, tham mưu, hiến kế cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp phát triển; xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.

Chia sẻ câu chuyện kinh doanh tại các thị trường quốc tế, với các điểm tựa Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel Tào Đức Thắng mong muốn Đảng, Nhà nước có chiến lược về đầu tư ra nước ngoài; xây dựng các “cánh chim đầu đàn” và giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp vươn mình ra thế giới; tiếp tục thúc đẩy ngoại giao kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp tự tin đầu tư ra thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân cho rằng, hiện nay nguồn tài chính trong nhân dân rất lớn, do đó Nhà nước nên có chính sách thu hút nguồn vốn trong dân, nhất là từ doanh nghiệp tư nhân để đầu tư vào các công trình, dự án quy mô lớn của đất nước; đề nghị Nhà nước có cơ chế giao một số, nhiệm vụ, công trình, dự án nhà nước cho các doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín đảm nhiệm, giúp các doanh nghiệp lớn mạnh lên...

Tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thời gian tới, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen những khó khăn, thách thức nhiều hơn, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, toàn diện, gồm hạ tầng giao thông, năng lượng, viễn thông, y tế, giáo dục, hạ tầng xã hội, văn hóa, thể thao, góp phần giảm chi phí logistic, tạo không gian phát triển mới, công ăn việc làm; hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển đất nước, với “thể chế pháp luật thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh.”

Cùng với đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung, cho doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và dân sự; xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp xứng tầm với truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.

Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong phát triển cùng đất nước

Phát huy phương châm “nói ít, làm nhiều,” “đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện có hiệu quả thiết thực,” Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong.

Trong đó, tiên phong trong thúc đẩy 3 đột phá chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã xác định gồm đột phá về thể chế, đột phá về hạ tầng, đột phá về nguồn nhân lực, đặc biệt là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiên phong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo để phục vụ làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiên phong trong xây dựng, quản trị doanh nghiệp hiện đại, góp phần xây dựng quản trị đất nước thông minh, xây dựng Chính phủ trong sạch, liêm chính, vì nhân dân phục vụ. Tiên phong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội.

Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp đối với sự phát triển của đất nước. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, đánh giá cao các doanh nghiệp, doanh nhân và quý vị đại biểu đã đóng góp nhiều đề xuất, ý kiến rất hay, trách nhiệm, tâm huyết, trí tuệ, sát thực tế và mang tính xây dựng.

Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ,” hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển; cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào," Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ phát triển ngày càng lớn mạnh.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

"Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tinh thần này bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, tới năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao", Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Đổi mới tư duy xây dựng thể chế từ quản lý sang khơi thông nguồn lực

Phó Thủ tướng: Đổi mới tư duy xây dựng thể chế từ quản lý sang khơi thông nguồn lực

Tầm nhìn - Chính sách -  35 phút trước

(PLPT) - Nhắc lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh "đổi mới tư duy trong xây dựng, hoàn thiện thể chế", Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực.

Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

Sáng 9/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã có cuộc ăn sáng làm việc.

Vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được do ngành y tế hay do quy định pháp luật?

Vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được do ngành y tế hay do quy định pháp luật?

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị ngành y tế cần nêu rõ việc vật tư, trang thiết bị y tế không đấu thầu được vướng mắc ở đâu, do ngành y tế hay do quy định pháp luật, do bộ, ngành nào?

Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố trực thuộc tỉnh từ 01/11/2024

Quảng Ninh chính thức có 5 thành phố trực thuộc tỉnh từ 01/11/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Sau Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, thị xã Đông Triều sẽ trở thành thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, bắt đầu từ ngày 1/11/2024.

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Thủ tướng: ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về "Thúc đẩy kết nối và tự cường", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt.

Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước

Quan hệ Việt Nam - Lào là yếu tố sống còn với sự nghiệp cách mạng của hai nước

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Chiều ngày 8/10/2024, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Tư pháp khẳng định các Bộ, ngành, địa phương sẽ đồng hành, theo sát và cùng cộng đồng doanh nghiệp "tháo gỡ đến cùng" các khó khăn, các vấn đề pháp lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

Chiều ngày 8/10, tại thủ đô Vientiane, Lào, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.

Đọc nhiều