Trí tuệ nhân tạo - Thách thức và cơ hội đối với báo chí
Yến Nhi
Thứ tư, 21/08/2024 - 15:11
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Ngày 21/8, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) đã tổ chức hội thảo với chủ đề: "Tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với báo chí: Thách thức và cơ hội".
Dự hội thảo có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo, các nhà báo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho biết, AI có thể giúp tổng hợp và phân tích dữ liệu nhanh chóng hơn, giúp các nhà báo tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quá trình nghiên cứu và sản xuất tin, bài.
Thêm vào đó, việc triển khai thành công AI trong tòa soạn sẽ giúp cá nhân hóa nội dung để phù hợp với sở thích và nhu cầu của từng đối tượng độc giả, từ đó tăng khả năng tương tác và độ hấp dẫn của các sản phẩm báo chí. Nhờ vậy, các nhà báo sẽ mang đến cho độc giả những tin tức mà họ muốn, theo cách thức cá nhân hơn và bao phủ được nhiều chủ đề hơn.
"Tuy nhiên, thách thức mà AI mang lại cũng không hề nhỏ. Một trong những thách thức lớn nhất mà AI mang đến là việc tạo ra và lan truyền tin giả (fake news). AI có khả năng học từ các mẫu dữ liệu khổng lồ và tạo ra nội dung mới dựa trên những mẫu đó.
Các mô hình AI hiện đại như GPT-3 và GPT-4 có khả năng tạo ra văn bản rất thuyết phục dựa trên một số thông tin đầu vào cơ bản. Những mô hình này có thể tạo ra các bài viết hoặc tin tức giả mạo với nội dung chi tiết và trôi chảy, khiến người đọc khó có thể nhận ra đó là tin giả.
Phân tích, đánh giá về những thách thức và cơ hội, tương lai của báo chí trong kỷ nguyên AI, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh khẳng định, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công nghệ nói chung và AI nói riêng trong thế giới thông tin hiện đại.
Ngoài ra, công nghệ deep-fake sử dụng AI để tạo ra video và hình ảnh giả mạo, trong đó người xem có thể thấy những hình ảnh hoặc video của các sự kiện hoặc nhân vật hoàn toàn không có thật. Điều này làm tăng khả năng lan truyền thông tin sai lệch thông qua các phương tiện truyền thông trực quan", bà Nguyễn Thị Hải Vân chia sẻ.
Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam cho biết, các công nghệ AI vừa mang lại cơ hội, vừa là mối đe dọa đối với ngành báo chí. Trong vài thập kỷ qua, các cơ quan báo chí trên thế giới trải qua nhiều khó khăn vì nguồn thu quảng cáo và đặt mua báo in suy giảm. Các công nghệ AI, nếu được ứng dụng và triển khai sớm để tranh thủ tối đa sức mạnh, có thể có tác động tích cực giúp các cơ quan báo chí phát triển bền vững.
“Về cơ hội, AI giúp tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng AI như một trợ lý trong tòa soạn để làm những “việc lặt vặt” (bóc băng ghi âm, làm phụ đề…), giúp tòa soạn làm được nhiều việc hơn dù chỉ có nguồn lực hạn chế, xử lý ‘các núi’ dữ liệu… Đồng thời, AI giúp các tòa soạn chinh phục những thị trường mới, các nội dung văn bản cũng như video và audio có thể được dịch sang các ngôn ngữ khác một cách dễ dàng…
Đặc biệt, AI giúp các cơ quan báo chí trong việc lập trình, tìm khuôn thức trong dữ liệu, gợi ý các ý tưởng về nội dung, hỗ trợ công việc biên tập, gợi ý ý tưởng bài viết, lập danh sách bài liên quan để bổ trợ cho một bài viết, đưa ra nhiều phiên bản nội dung khác nhau cho từng đối tượng, sử dụng AI trong dẫn chương trình truyền hình…", Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh chia sẻ.
Bên cạnh cơ hội, AI cũng tạo ra nhiều thách thức cho báo chí, chẳng hạn: Tác động của “zero-click search” có thể khiến mất khoảng 2 tỷ USD doanh thu quảng cáo mỗi năm trong toàn bộ ngành báo chí, tìm kiếm bằng AI có thể gây thiệt hại tới 1/3 tổng hoạt động kinh doanh của cơ quan báo chí (theo chuyên gia Greg Piechota của INMA)... Nghiên cứu của Gartner dự đoán khối lượng tìm kiếm theo cách truyền thống sẽ giảm 25% vào năm 2026.
"Hơn nữa, việc sử dụng AI có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ, làm giảm vai trò của con người trong việc kiểm tra và xác minh thông tin. Đồng thời, có những nội dung AI đưa ra khó có thể kiểm chứng độ chính xác và có thể gây tác động xấu, quy mô lớn đến xã hội. Trong tương lai, AI nếu không còn là trung gian mà trực tiếp đưa thông tin đến thẳng người độc giả thì vấn đề đặt ra cho các cơ quan báo chí, các nhà báo làm thế nào để thích ứng liên tục, cần phải có tư duy thích ứng và hiểu rõ độc giả cần gì và AI tác động đến niềm tin ra sao...", chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh cũng đưa ra các gợi ý trong việc sử dụng AI đối với các cơ quan báo chí trong tương lai như việc xây dựng quy chuẩn đạo đức hoặc tiêu chuẩn sử dụng AI bởi có những nội dung do AI đưa ra không thể kiểm chứng được độ chính xác, gây tác động xấu, quy mô lớn đến xã hội.
Cần có sự điều phối các dự án về AI và tổ chức đào tạo về kỹ năng sử dụng AI để giúp các nhà báo, cơ quan báo chí thông tin nội dung tin cậy, đáp ứng nhu cầu của các độc giả, tránh trùng lặp và phụ thuộc vào AI.
Năng suất và lợi ích của AI đối với báo chí trong tương lai sẽ như thế nào. Việc sử dụng AI có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ, giảm đi vai trò của con người trong việc kiểm tra và xác minh thông tin.
Nhưng dù công nghệ nhân tạo có phát triển ra sao thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải sử dụng AI một cách hiệu quả trước những cơ hội và thách thức đối với báo chí.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên, biên tập viên đã cùng nhau chia sẻ, trao đổi và làm rõ các nội dung liên quan đến những thách thức và cơ hội của trí tuệ nhân tạo AI đối với báo chí trong tương lai, nhằm nâng cao nhận thức và trang bị cho người làm báo các kiến thức, kỹ năng cần thiết về AI.
Hội thảo là hoạt động có ý nghĩa thiết thực để nâng cao công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các hội viên, nhà báo nhằm làm chủ công nghệ AI và tạo ra sản phẩm báo chí theo nguyên tắc của nghề nghiệp.
Những ý kiến đóng góp tại hội thảo sẽ là những tài liệu thiết thực, bổ ích đối với công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển.
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?