Tầm nhìn - Chính sách

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng

Thứ tư, 21/08/2024 - 14:25

Sáng 21/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp phiên thứ hai Tiểu ban Nhân sự. (Ảnh: TTXVN)

Tham dự phiên họp có thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

Dự phiên họp còn có các thành viên Tổ giúp việc của Tiểu ban Nhân sự.

Phiên họp thứ hai cho ý kiến đối với: Dự thảo Báo cáo tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; Dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; Dự thảo phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để trình xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức, cơ quan theo quy định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi các đồng chí trong Tiểu ban thảo luận, cho ý kiến về nội dung trong dự thảo các văn bản trình ra tại phiên họp, phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tiếp tục quán triệt sâu sắc, thống nhất nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ và việc chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng; kế thừa tư tưởng, định hướng lớn và cụ thể của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Trưởng Tiểu ban Nhân sự tại phiên họp thứ nhất.

Đặc biệt, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự Đại hội XIV của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý các thành viên Tiểu ban tiếp tục dành nhiều thời gian để chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc quan trọng của Tiểu ban. (Ảnh: TTXVN)

Quá trình chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, dân chủ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng; phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.

Nhấn mạnh, nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự là đặc biệt quan trọng, khó khăn, nhạy cảm, cùng với Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban khác quyết định thành công của Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý các thành viên Tiểu ban tiếp tục dành nhiều thời gian để chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc quan trọng của Tiểu ban.

Cùng chuyên mục

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Học tập suốt đời

Học tập suốt đời

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tháng trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.