Tầm nhìn - Chính sách

Từ 07/11/2024, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I là gì?

Khánh Huyền Thứ năm, 26/09/2024 - 09:40
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I từ 07/11/2024 được quy định trong Thông tư 12/2024/TT-BTTTT.

Ngày 23/9/2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông.

Tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I từ 07/11/2024

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BTTTT, tiêu chuẩn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I Mã số: V.11.02.04 bao gồm:

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II, Mã số: V.11.02.05.

- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất là đủ 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương với chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II thì phải có ít nhất đủ 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng (nếu thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II không liên tục thì được cộng dồn).

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) đã chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh trở lên mà cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) được tặng bằng khen hoặc đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo quy định hiện hành, viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cử dự thi thăng hạng khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 03/2021/TT-BTTTT như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng

Viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cử dự thi thăng hạng khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Được cấp có thẩm quyền cử dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BTTTT.

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông hạng thấp hơn liền kề với hạng dự thi quy định tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV; Thông tư 45/2017/TT-BTTTT và Thông tư 02/2018/TT-BNV; Thông tư 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư 05/2018/TT-BNV.

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề với năm nộp hồ sơ dự thi thăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ; đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTTTT-BNV; Thông tư 45/2017/TT-BTTTT và Thông tư 46/2017/TT-BTTTT.

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BTTTT.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/11/2024.

Xem toàn văn Thông tư 12/2024/TT-BTTTT tại đây.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều