Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được bồi thường như thế nào?

Yến Nhi Thứ tư, 25/09/2024 - 15:57

(PLPT) - Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được bồi thường như thế nào?

Ảnh minh họa.

Người dân có đất bị thu hồi thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh được bồi thường về đất khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2024, cụ thể:

Nhóm điều kiện về chủ thể sử dụng đất:

- Là cá nhân/hộ gia đình mà đang sử dụng đất mà không phải là thuê đất trả tiền hàng năm;

- Thuộc nhóm cộng đồng dân cư sử dụng đất có chùa, đình,…; hoặc sử dụng đất nông nghiệp mà không có tranh chấp và đã được UBND cấp xã có xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng;

- Thuộc nhóm người gốc Việt Nam định cư nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam mà sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; quyền sử dụng đất ở từ nhận chuyển quyền sử dụng đất ở của dự án phát triển nhà ở;

- Là nhóm tổ chức tôn giáo trực thuộc/tổ chức tôn giáo sử dụng đất không phải là đất được giao, cho thuê; không phải đất nhận chuyển nhượng/tặng cho từ 01/7/2004;

- Là nhóm người gốc Việt Nam định cư nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; đất được giao có thu tiền, cho thuê đất trả tiền thuê đất 01 lần;

- Là những tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền/cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần/nhận thừa kế/nhận chuyển nhượng/nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần;

- Là tổ chức kinh tế/người gốc Việt Nam định cư nước ngoài/tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần; hoặc được giao đất có thu tiền để thực hiện dự án xây dựng nhà ở bán/bán kết hợp cho thuê.

Có một trong những loại giấy tờ chứng minh/điều kiện như sau:

- Có Giấy chứng nhận;

- Có quyết định giao đất/thuê đất/chuyển mục đích sử dụng đất;

- Một trong các giấy tờ chuyển nhượng, Sổ mục kê, Bằng khoán điền thổ… theo quy định cụ thể tại Điều 137 Luật Đất đai 2024;

Thuộc trường hợp nhận chuyển quyền từ người có quyền sử dụng đất hợp pháp mà nhưng chưa xong thủ tục đăng ký đất đai;

Đáp ứng điều kiện được sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp; văn bản công nhận kết quả đấu giá mà người này đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Như vậy, khi bị thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh mà các chủ thể đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được Nhà nước bồi thường về đất.

Được bồi thường thế nào khi bị thu hồi đất?

Khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định về các nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, việc bồi thường trong trường hợp bị nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh được thực hiện bằng hai phương thức:

- Giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi;

- Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi. Trong đó, giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Lưu ý:

- Nếu người có đất thu hồi muốn được bồi thường bằng tiền thay vì được bồi thường bằng đất, nhà ở mà thì có thể được bồi thường bằng tiền.

- Nếu người có đất thu hồi muốn được bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở mà địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì có thể được xem xét.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 105 Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định về trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 81, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 của luật này.

2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập trong thời hạn hiệu lực của thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật này.

3. Tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn. Chủ sở hữu tài sản quy định tại khoản này được hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời.

4. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác mà chủ sở hữu công trình xác định không còn nhu cầu sử dụng trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền..

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai 2024, các trường hợp nêu trên sẽ không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Đẩy mạnh vai trò tổ chức hành nghề luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật Quốc gia

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  6 ngày trước

(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Cụ thể, rõ ràng hơn về tiêu chí, điều kiện, quy trình, thủ tục cho vay đặc biệt

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Tiếp tục hoàn thiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực tài chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Dự thảo Luật nhà giáo: Tiền lương cần cao gấp đôi, gấp ba để thu hút những người giỏi nhất làm giáo viên

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho rằng, không chỉ là xếp lương cho nhà giáo ở bậc cao nhất trong thang bậc, mà nên có chế độ gấp đôi, gấp ba để thật sự tuyển chọn được những người ưu tú nhất.

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Rõ cơ chế ưu đãi cho ngành công nghiệp chiến lược

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần làm rõ cơ chế ưu đãi cho các ngành công nghiệp chiến lược như: công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, bảo đảm tính khả thi, kịp thời trong triển khai chính sách hỗ trợ.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 83/CĐ-TTg ngày 7/6/2025 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phân định thẩm quyền trong các ngành, lĩnh vực.

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) ký thỏa thuận hợp tác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng ngày 6/6, tại trụ sở Báo Pháp luật Việt Nam, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy kỳ vọng. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa hai đơn vị nhằm nâng cao nhận thức pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và góp phần xây dựng thể chế pháp luật vững mạnh.