Tầm nhìn - Chính sách

Đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong nhóm hành chính sự nghiệp

Yến Nhi Thứ tư, 25/09/2024 - 22:05

(PLPT) - Dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo. (Ảnh: chinhphu.vn)

Ngày 25/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà giáo, trong đó có quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ với nhà giáo.

Lương giáo viên chưa tương xứng với với vị thế, vai trò của nhà giáo

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho hay kết quả đánh giá, tổng kết thực trạng thi hành pháp luật về nhà giáo những năm qua cho thấy bên cạnh các kết quả đạt được, đội ngũ nhà giáo và công tác phát triển đội ngũ nhà giáo các cấp còn tồn tại những bất cập, cần thiết phải có một luật riêng để giải quyết.

Một trong những bất cập đó, theo ông Thưởng, là các chế độ, chính sách như lương giáo viên, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… chưa thực sự tương xứng với vị thế, vai trò của nhà giáo.

"Nhà giáo chưa thể sống được bằng nghề, tiền lương giáo viên chưa thực sự là nguồn thu nhập chính, bảo đảm đời sống cho nhà giáo, nhất là nhà giáo viên trẻ, mầm non" - theo tờ trình Chính phủ.

Điều này dẫn tới tình trạng giáo viên không an tâm công tác. Một bộ phận không nhỏ giáo viên đã bỏ việc, chuyển việc, nhất là người trẻ.

Đây đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm; nhiều địa phương, cơ sở giáo dục thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung giáo viên.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: chinhphu.vn)

Ông Thưởng cho hay so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới, trong đó có quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ với giáo viên.

Theo đó, dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.

Chính sách này giúp giáo viên yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp. Mặt khác, thu hút, trọng dụng và ưu đãi người có tài năng; thu hút giáo viên về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn...

Dự thảo cũng quy định tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của giáo viên có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, để đảm bảo giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi Nhà nước có hướng dẫn mới về chính sách tiền lương, dự thảo luật quy định tại điều khoản chuyển tiếp: "Nhà giáo tiếp tục được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới".

Cần có chính sách tiền lương nhà giáo để thu hút sinh viên giỏi

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho hay Thường trực Cơ quan thẩm tra đồng tình cần có chính sách tiền lương cho giáo viên nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

Tuy nhiên, Thường trực Văn hóa, Giáo dục cho rằng việc thể chế hóa chủ trương chính sách tiền lương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng.

Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý cần đánh giá tác động, xác định đối tượng giáo viên được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút, trọng dụng.

"Có ý kiến đề nghị cần rà soát các chính sách hỗ trợ, thu hút để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng; bổ sung chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học" - ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay.

Nêu ý kiến thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhất trí với việc xây dựng quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo để cụ thể hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29.

"Việc cải cách tiền lương cho giáo viên rất khó khăn, phức tạp, nên cần nghiên cứu, rà soát để linh hoạt hơn khi triển khai" - ông Bùi Văn Cường nhấn mạnh và đề xuất có thể nghiên cứu quy định theo hướng có chế độ đãi ngộ, thu hút người tài trong lĩnh vực giáo dục, tránh tình trạng "sống lâu thành lão làng", trong khi những người giỏi vào ngành giáo dục sau thì không có chính sách khuyến khích.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, đối tượng, phạm vi áp dụng là nhà giáo trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và giáo viên là người nước ngoài.

Giáo viên trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bình đẳng với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập về định danh, chuẩn hóa và một số quyền, nghĩa vụ, chính sách như đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh, khen thưởng, xử lý vi phạm.

Cùng chuyên mục

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội 'quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này'

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Sáng 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc cử tri là đại diện doanh nghiệp trên địa bàn trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Chiều 14/4/2025, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.