Tầm nhìn - Chính sách

Vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam hiện nay

Trần Quang Diệu Thứ hai, 22/07/2024 - 13:54
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thực tiễn cho thấy hoạt động vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí truyền thông không giảm đi mà có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của thông tin trong kỷ nguyên số.

Tóm tắt: Hoạt động chuyển đổi số báo chí truyền thông đã và đang được các cơ quan báo chí truyền thông ở Việt Nam triển khai mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Một trong những nội dung cần được quan tâm của quá trình này là vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ của các sản phẩm báo chí truyền thông. Trong khuôn khổ tham luận này, chúng tôi nghiên cứu về bản quyền và sở hữu trí tuệ trong các hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

1. Thực trạng về bản quyền sở hữu trí tuệ báo chí truyền thông hiện nay

Ngày nay, hoạt động hội nhập quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu, chính vì thế, vấn đề bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trở thành nội dung được nhiều quốc gia quan tâm. Thông qua các Công ước, Hiệp định, Hiệp ước về quyền tác giả, các quốc gia đã từng bước triển khai các hoạt động bảo vệ quyền tài sản và quyền nhân thân cho các sáng tạo của người dân mỗi quốc gia, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thông. Ví dụ như, công ước Berne đã có các quy định về quyền bảo hộ của các sản phẩm gồm các quyền sao chép, phân phối, dịch, phóng tác, biểu diễn trước công chúng, phát sóng, truyền thông, bán lại tác phẩm gốc…

Thực tiễn cho thấy, quyền tác giả ở nước ta đã được quy định chi tiết trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ Luật dân sự 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng như các nghị định của Chính phủ như Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả là quyền của tổ chức hay cá nhân đối với các tác phẩm do tổ chức hay cá nhân sáng tạo hoặc sở hữu. Cũng theo quy định của Luật này thì quyền tác giả bao gồm các quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó, quyền nhân thân là các quyền: đặt tên, đứng tên thật hoặc đặt bút danh trên tác phẩm, quyền nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố hay sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; quyền không cho phép người khác sao chép, sửa chữa, cắt xén hay xuyên tạc gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Quyền tài sản bao gồm: đối với tác giả đồng thời là sở hữu tác phẩm thì có các quyền hưởng lợi ích vật chất, nhuận bút hay thù lao khi tác phẩm được sử dụng; hưởng quyền lợi khi người khác sử dụng tác phẩm thông qua xuất bản, tái bản, trưng bày, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, chụp ảnh, phóng tác, chuyển thể, cho thuê; được nhận giải thưởng với những tác phẩm mà mình là tác giả. Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu có các quyền hưởng nhuận bút, hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng thông qua xuất bản, trình bày, triển lãm, phát thanh, truyền hình, chụp ảnh, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê…

Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định tác phẩm báo chí là các tác phẩm có nội dung độc lập và có cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm: tin thông tấn, phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, ghi nhanh, phản ánh, điều tra, bình luận… nhằm xuất bản, phát trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình (điểm c, Khoản 1, Điều 14). Bên cạnh đó, Nghị định số 22/2018/NĐ-CP cũng quy định các tác phẩm báo chí được bảo hộ là các tác phẩm có nội dung độc lập, có cấu tạo hoàn chỉnh bao gồm các thể loại: phóng sự, tường thuật, ghi nhanh, phỏng vấn, điều tra, bình luận, xã luận và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát hành trên báo in, bảo điện tử, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác. Về cơ quan báo chí, theo thống kê năm 2023, về cơ cấu, số lượng các cơ quan báo chí (bao gồm cả báo chí in và điện tử), cả nước có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực; 127 cơ quan báo; 671 cơ quan tạp chí và 72 đài phát thanh truyền hình với 02 đài truyền hình quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài phát thanh truyền hình địa phương; 01 Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam và 05 đơn vị hoạt động truyền hình không có hạ tầng phát sóng riêng với 79 kênh phát thanh; 198 kênh truyền hình. Về nhân lực, cả nước có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí nước ta đã và đang từng bước phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ, thông tin và truyền thông thế giới đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, nhiều phương tiện, có định hướng và từng bước tăng diện bao phủ cả trong nước và quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới. Bước vào giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Chính vì thế, Quyết định số số 348/QĐ-TTg ngày 6/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược "Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã khẳng định mục tiêu của chiến lược là: "Chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số". Thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông là sự thay đổi tổng thể và toàn diện của cơ quan báo chí truyền thông, của nhà báo về cách sống, phương thức làm việc, mô hình tổ chức tòa soạn và phương thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí truyền thông đã đặt ra vấn đề mang tính cốt lõi của hoạt động kinh tế báo chí truyền thông, trong đó sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả là nội dung đóng vai trò quan trọng để xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam bền vững.

2. Một số vấn đề đặt ra hoạt động bảo vệ sở hữu trí tuệ ở các cơ quan báo chí và gợi mở cho các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Thực tiễn cho thấy, hiện nay hành vi vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên môi trường truyền thông số đang trở thành vấn đề mang trong mình nhiều khó khăn, phức tạp. Với sự phát triển mạnh mẽ internet, không gian số đã tạo nên một môi trường thúc đẩy cách hoạt động lan truyền và quảng bá các sản phẩm báo chí truyền thông một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và không giới hạn về không, thời gian. Công nghệ số cũng đã tạo nên các mô hình báo chí mới, đồng thời cũng thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi vi phạm bản quyền thông qua nhiều hình thức khác nhau như sao chép, chia sẻ và sử dụng trái phép các nội dung mà họ chưa được phép. Hành vi mạo danh tác giả, sao chép tác phẩm, trích dẫn lại, sử dụng lại các sản phẩm đã gây nhiều thiệt hại cho các cơ quan báo chí truyền thông như gây thiệt hại về tài chính, giảm giá trị sản phẩm, gây mất uy tín của chủ sở hữu… Ví dụ, chỉ trong 7 ngày tết nguyên đán năm 2021, chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV đã bị hơn 2000 lượt vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ hay các chương trình giải trí, thể thao trên các kênh truyền hình liên tục bị vi phạm trong thời gian gần đây như Vietnam Idol; Champions League; Europa League … Hay chỉ trong 2 tháng phát sóng bộ phim “Người phán xử” trong năm 2022, đã có hơn 400 trang facebook và kênh youtube vi phạm về bản quyền…

Trong thời gian qua, mặc dù hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm báo chí đã dần từng bước được thể chế hóa, ví dụ như Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định: "Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký" (Khoản 1, Điều 6). Hay "a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí "(Khoản 1, Điều 14) nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động vi phạm bản quyền các tác phẩm báo chí truyền thông không giảm đi mà có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh bùng nổ của thông tin trong kỷ nguyên số.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiều yếu tố: i) do ý thức về quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả; ii) do cạnh tranh thông tin của các phương tiện truyền thông mới; iii) do sự thương mại hóa và thực hiện kinh tế báo chí truyền thông ở nước ta.

Một trong những gợi mở để triển khai hoạt động bảo vệ quyền tác giả, quyền sởhữu trí tuệ đối với các sản phẩm báo chí truyền thông là ứng dụng công nghệ. Cuộc cách mạng về công nghệ đã mở ra một cách thức mới trong vấn đề xử lý và bảo vệ bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ, đó là ứng dụng dữ liệu lớn và công nghệ blockchain trong quản lý các sản phẩm báo chí truyền thông. Dữ liệu lớn cho phép lưu trữ, khai thác và truy vết đối với các sản phẩm và blockchain cho phép đảm bảo các dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình sản xuất, khai thác các sản phẩm này. Blockchain cho phép lưu trữ, khai thác, chỉnh sửa, truy vết một cách thống nhất trong suốt quá trình tồn tại của sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ này cũng hỗ trợ kiểm tra, xác thực giữa các nguồn dữ liệu khác nhau để xác định dữ liệu "gốc" do tính chất không thể thay đổi nội dung và khi thay đổi thì mọi dữ liệu gốc đều được lưu trữ của công nghệ này. Thông qua blockchain, chúng ta sẽ biết ai là người sở hữu, ai là người có quyền hợp pháp cũng như bằng chứng về ý tưởng, sử dụng, các yêu cầu mang tính nguyên gốc của sản phẩm.

Trong bối cảnh chuyển đổi số của các cơ quan báo chí, để xây dựng và phát triển bền vững, đặc biệt là hoạt động kinh tế báo chí truyền thông đang ngày càng sôi động và trở thành xu thế tất yếu của các cơ quan báo chí truyền thông. Một số gợi mở để triển khai bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm báo chí truyền thông tại các cơ quan báo chí hiện nay như sau:

Thứ nhất, cần thực hiện hoàn thiện hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, quyền tác giả. Cần có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm báo chí, truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số hiện nay.

Thứ hai, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để triển khai các biện pháp bảo hộ dựa trên công nghệ đối với các sản phẩm báo chí truyền thông. Dữ liệu lớn và blockchain có thể được coi là công nghệ nền để triển khai các hoạt động bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả đối với các sản phẩm báo chí truyền thông

Thứ ba, nâng cao nhận thức, năng lực kiểm tra, thực hiện giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm báo chí truyền thông. Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể và thiết chế truyền thông cần phối hợp chặt chẽ để triển khai các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu tác giả.

Thứ tư, nâng cao nhận thức và năng lực của công chúng và người dân về quyền tác giả và sở hữu trí tuệ thông qua các hoạt động tập huấn, truyền thông, tổ chức các hội nghị, hội thảo về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả của các sản phẩm báo chí truyền thông.

Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm báo chí truyền thông thông qua nhiều biện pháp và cách thức khác nhau như tham gia ký kết các điều ước quốc tế về thực thi quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ, nghiêm chỉnh thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Thực hiện hợp tác quốc tế, nhất là đối với các quốc gia và tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các sản phẩm báo chí truyền thông.

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Phương Lan (2018), Bảo hộ QTG trong môi trường kỹ thuật số theo điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, tr.93.

2. Lê Thị Nam Giang (2015), “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường internet”, Hội thảo Bảo vệ QTG trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.10.

3. https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bao-ve-ban-quyen-cac-tac-pham- bao-chi-567346.html.

4. Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế - xã hội của việc bảo hộ SHTT ở các nước đang phát triển, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), tr.154.

5. Alfred C. Yen (2000), “Internet service provider liability for subscriber copyright infringement, enterprise liability, and the first amendment”, Georgetown Law Journal, 88(183), tr.89.

Cùng chuyên mục

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  14 phút trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  18 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Tầm nhìn - Chính sách -  20 giờ trước

(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường Cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu

Tầm nhìn - Chính sách -  22 giờ trước

(PLPT) - Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu vĩ đại.

Đọc nhiều