Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Về kiến nghị điều chỉnh thời điểm gọi nhập ngũ, nâng trợ cấp cho quân nhân tại ngũ, xuất ngũ

Thứ sáu, 26/07/2024 - 10:40
Nghe audio
0:00

Bộ Quốc phòng trả lời cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị điều chỉnh thời điểm gọi nhập ngũ, nâng trợ cấp cho quân nhân tại ngũ, xuất ngũ.

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 4373/VPCP-QHĐP ngày 23/6/2024, với nội dung: "Hiện nay, công tác quản lý nguồn sẵn sàng nhập ngũ gặp rất nhiều khó khăn; thời điểm giao quân vào tháng 3 hàng năm có nhiều bất cập trong việc tuyển quân, do thời điểm tốt nghiệp Trung học phổ thông vào tháng 5 năm trước, đến khi giao quân là tháng 3 năm sau (cách nhau 10 tháng; trong khoảng thời gian này, thanh niên cơ bản đi học hoặc đi làm xa nhà, việc gọi thanh niên về quê hương thực hiện nghĩa vụ quân sự rất khó khăn); mức hỗ trợ cho quân nhân xuất ngũ còn thấp. Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan xem xét, nghiên cứu một số nội dung như sau:

- Xem xét, thay đổi thời điểm giao quân từ tháng 3 sang tháng 9 hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác tuyển quân.

- Nâng mức hỗ trợ cho quân nhân tại ngũ và quân nhân xuất ngũ để quân nhân có điều kiện đảm bảo cuộc sống tốt hơn" (Câu số 61).

Ngày 19/7/2024, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời như sau:

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016; cùng với các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn Luật được ban hành đã tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về nghĩa vụ quân sự. Sau hơn 8 năm thực hiện đã góp phần quan trọng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương, đơn vị, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Thực hiện Luật, hàng năm gọi công dân nhập ngũ một đợt; số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể: “Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân”.

Quy định trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và gia đình có công dân nhập ngũ, sau đón Tến Nguyên đán hằng năm các địa phương, đơn vị tiến hành giao, nhận quân vừa bảo đảm được số lượng, chất lượng vừa phù hợp truyền thống của dân tộc; quá trình triển khai thực hiện Luật ổn định, không có vướng mắc; đặc biệt, thời điểm gọi nhập ngũ vào tháng 2 hoặc tháng 3 đã khắc phục được những hạn chế theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, được sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994, năm 2005 khi thực hiện tuyển chọn công dân nhập ngũ đợt 2 vào thời điểm tháng 9 hằng năm trùng vào mùa tuyển sinh cao đẳng, đại học, gây phiền hà cho công dân và gia đình công dân trong diện gọi nhập ngũ, dẫn đến nhiều đơn thư kiến nghị liên quan việc tạm hoãn gọi nhập ngũ của công dân.

Tuy nhiên, quá trình triển khai tổ chức thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập như: Phụ cấp hằng tháng; trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ so với mặt bằng chung của xã hội còn thấp… đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến tư tưởng, tình cảm của hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, chưa tạo sức thu hút thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 924/VPCP-NC ngày 12/02/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Quốc phòng lập đề nghị sửa đổi, bổ sung các Luật và Nghị định có liên quan đến Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ nghiên cứu lập đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; tổ chức tổng kết 8 năm thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (giai đoạn 2016 - 2023), đánh giá tình hình thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghĩa vụ quân sự.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu tổng thể, đánh giá đầy đủ các chính sách và tác động liên quan, báo cáo, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 vào thời điểm phù hợp khi có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm khoa học, khả thi để pháp luật nghĩa vụ quân sự được thực hiện hiệu quả, thiết thực và nghiêm minh.

Trên đây là nội dung trả lời của Bộ Quốc phòng đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Ninh Bình, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình để trả lời cử tri.

Cùng chuyên mục

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  12 giờ trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Giả mạo kinh doanh trên sàn thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá: Buôn lậu thuốc lá bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá liên tỉnh 2.000 tỷ đồng: Quy định của pháp luật với hành vi đánh bạc qua không gian mạng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Giả danh cán bộ lừa đảo 'chạy án' bằng tiền điện tử USDT: Hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?

Đọc nhiều