Đến dự sự kiện có Đại sứ Pháp Olivier Brochet, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, các Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đại diện các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam, cùng nhân dân hai nước.
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Olivier Brochet cho biết, vào tháng 10/2023, trong khuôn khổ kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược giữa hai nước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra lộ trình tăng cường quan hệ Pháp-Việt Nam, nhằm cùng giải quyết các thách thức toàn cầu.
Bên cạnh đó, cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Macron bên lề Hội nghị COP28 tại Dubai cuối năm ngoái là minh chứng cho quan điểm thống nhất của hai nước trên lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.
Ông Olivier Brochet nhấn mạnh, Pháp hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 2 tại Việt Nam. Hơn 350 doanh nghiệp Pháp hoạt động tại Việt Nam và trực tiếp tạo ra gần 30.000 việc làm. Thương mại song phương tăng trưởng đều đặn kể từ khi Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực và nay đã vượt 7 tỷ Euro, với thặng dư nghiêng hẳn về phía Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, cuộc cách mạng năm 1789 không chỉ là sự kiện lịch sử đặt nền móng cho nền Cộng hòa Pháp ngày nay, mà còn trở thành biểu tượng nhân loại, đề cao sức mạnh nhân dân cùng lý tưởng cao đẹp về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
Tinh thần này cũng được phản ánh trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của Việt Nam. Quốc khánh Pháp hàng năm là dịp để tôn vinh những giá trị tốt đẹp đó và nhắc nhở mỗi chúng ta thêm yêu chuộng hòa bình, không ngừng phấn đấu vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Lịch sử đã tạo dựng nên mối lương duyên khăng khít giữa Việt Nam và Pháp với những gắn kết đặc biệt về chính trị, văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, ngôn ngữ, con người. Trên tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, hai bên tìm cách tôn trọng sự khác biệt, cùng khai thác những nét tương đồng và vun đắp tình hữu nghị, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Sau hơn nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao và một thập kỷ đối tác chiến lược, quan hệ Việt-Pháp đã và đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động trao đổi đoàn các cấp.
Cụ thể, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu cùng Quốc Vụ khanh phụ trách Cựu chiến binh và Ký ức lịch sử Patricia Miralles có chuyến thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/2024).
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Đỗ Văn Chiến đã có chuyến thăm thành công tới Pháp vào tháng 6/2024.
Trên các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc mà Pháp đóng vai trò quan trọng, hai bên đã phối hợp tốt, chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.
BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.
Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.
Việc Liên minh châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) họp thượng đỉnh đầu tiên sau 35 năm thiết lập quan hệ có thể muộn, song là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.