Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là gì?
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Tại Thông báo gửi đến các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận như sau:
1. Công tác quản lý, điều hành giá trong 10 tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, áp lực lạm phát giảm dần về tiệm cận mục tiêu tại các nền kinh tế phát triển, tạo dư địa cho thực hiện một số chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang tại một số quốc gia, khu vực. Giá một số mặt hàng kim loại như vàng, bạc tăng mạnh; giá xăng dầu thế giới tăng trong quý I sau đó biến động tăng, giảm đan xen theo xu hướng giảm trong hai quý tiếp theo.
Trong nước, mặt bằng giá thị trường biến động theo quy luật hàng năm, tăng cao vào tháng Tết đầu năm, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Sang các tháng quý II, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Sang tháng 7, CPI tăng 0,48% so tháng trước chủ yếu do tác động của tăng lương cơ sở nhưng không lớn như kỳ vọng. Sang tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng ổn định so với tháng trước. Tháng 9, CPI tăng 0,29% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, số 4, hoàn lưu bão và một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học 2024 - 2025. Bình quân 9 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,69%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.
Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá như: đảm bảo thông suốt và tăng cường cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; theo dõi sát diễn biến, cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ; đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão; chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết, thời điểm thiên tai, bão lũ; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
2. Trong những tháng còn lại của năm 2024, dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, việc điều chỉnh chính sách của các nước theo diễn biến tình hình chung sẽ có tác động đến biến động giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới. Trong nước, áp lực từ việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý; tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ vẫn ở mức cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu; rủi ro thiên tai, bão, lũ, thời tiết bất lợi cho sản xuất; nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp cuối năm... đòi hỏi các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tích cực theo dõi sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường để chủ động có giải pháp, biện pháp quản lý theo thẩm quyền, kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.
3. Để chủ động ứng phó với các thách thức trong công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, các Công điện, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 31 tháng 01 năm 2024, Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 03 tháng 5 năm 2024, Thông báo số 274/TB-VPCP ngày 24 tháng 6 năm 2024, trong đó tập trung vào những biện pháp sau:
a) Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, kịp thời thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, phấn đấu khoảng 4%.
b) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; thực hiện đúng chế độ báo cáo giá thị trường định kỳ hàng tháng, quý năm và đột xuất theo quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP , Thông tư 29/2024/TT-BTC , gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định.
c) Chú trọng công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, chủ động công tác dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp cuối năm, Tết Nguyên đán sắp tới. Bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, tổ chức tốt các kênh phân phối, chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, khai thác tối đa thị trường trong nước. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị tham gia chương trình bình ổn thị trường, góp phần bảo đảm nguồn cung, ổn định giá cả trong nước.
d) Tiếp tục rà soát để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường; thực hiện đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
đ) Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ các hộ nghèo và các gia đình khó khăn.
e) Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
g) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu toàn diện các quy định của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giá tại Luật Giá năm 2023 và các văn bản hướng dẫn; tổ chức triển khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý giá thuộc thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định.
h) Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp tăng nguồn cung, từ đó giảm áp lực tăng giá.
i) Tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá.
k) Thực hiện công tác truyền thông, thông tin rộng rãi tới công chúng trước khi điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để tránh các thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận. Công khai, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, các bộ, ngành, địa phương để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
l) Đối với các mặt hàng cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, trong đó:
- Xăng dầu: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống và điều hành giá xăng dầu theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu...
- Mặt hàng điện: Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cải thiện công tác quản trị, có giải pháp hiệu quả nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh để hạ giá thành sản xuất điện, cắt giảm chi phí trung gian; bảo đảm cân đối nguồn cung điện.
- Bất động sản: Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên môi trường thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng nguồn cung, xử lý các vướng mắc về thủ tục pháp lý; các địa phương công khai minh bạch thông tin về các dự án bất động sản đã cấp phép (tên dự án, chủ đầu tư, diện tích, số lượng sản phẩm, thời điểm dự án hoàn thành...); rà soát và có biện pháp xử lý phù hợp theo thẩm quyền và quy định pháp luật đối với những dự án bất động sản đã cấp phép nhưng không triển khai; đẩy mạnh các giải pháp phát triển nhà ở xã hội.
- Lương thực, thực phẩm: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương và Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến, tình hình nguồn cung, giá cả hàng nông sản, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi; kịp thời điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường; thực hiện các giải pháp được giao về hỗ trợ khôi phục sản xuất, chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt, hiệu quả và các biện pháp khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm; phối hợp với các địa phương tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất và các vật tư cần thiết cho các địa phương để khôi phục sản xuất nông nghiệp
- Vật liệu xây dựng: Bộ Xây dựng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương trong việc công bố giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng hàng tháng, đảm bảo sát với biến động của thị trường. Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường chú trọng xử lý các vấn đề về nguồn cung nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu cho thị trường, nhất là việc triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm.
- Vận tải hàng không: Bộ Giao thông vận tải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm, ổn định lực lượng vận tải hàng không để cung ứng phù hợp, cân đối tải trên các đường bay và thị trường nội địa/quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2024 sắp tới.
- Dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chủ động nắm bắt thông tin về mức điều chỉnh học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập năm học 2024-2025 để có đánh giá tổng thể về mức độ tăng và tình hình triển khai thực hiện.
- Sách giáo khoa: Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện định giá tối đa sách giáo khoa phù hợp sau khi đánh giá tác động và quản lý chất lượng sách giáo khoa gắn với mức giá hợp lý. Tại các địa phương bị thiên tai, bão lũ, các địa phương rà soát các điều kiện học tập của học sinh về trường học, sách giáo khoa, vệ sinh, an ninh, an toàn trường học cho học sinh để bảo đảm các điều kiện cho năm học 2024-2025.
- Đối với công tác điều hành giá mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác, các bộ, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, kịp thời, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến, bất hợp lý.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(PLPT) - Bộ Y tế đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(PLPT) - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang vừa họp kỳ thứ 28, qua đó xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với nhiều cá nhân, tổ chức đảng.
(PLPT) - Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
(PLPT) - Ngày 6/11, tại Hà Nội, Hệ thống Giáo dục NTG long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và Ký kết hợp tác đào tạo, cung ứng nhân lực với Trường ITW Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức.
(PLPT) - Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh liên tiếp phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo, được chào bán trên các trang mạng xã hội.
(PLPT) - Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội đã bắt đối tượng truy nã đặc biệt Trần Ngọc Bích - Giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Bắc Á về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 4/11/2024, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy cho hơn 500 giáo viên và học sinh.