Pháp luật quốc tế

6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Thứ năm, 23/01/2025 - 09:37

Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa" do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 1.

Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar Julie Bishop và Chủ tịch Tập đoàn Mastercard Merit Janow.

Tại Phiên thảo luận, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã chia sẻ ba ưu tiên lớn trong năm Chủ tịch ASEAN 2025: Đảm bảo hạ tầng năng lượng cho khu vực, đặc biệt là năng lượng xanh và năng lượng thay thế; Thúc đẩy kết nối trong ASEAN, đặc biệt ưu tiên khai thác thế mạnh của trí tuệ nhân tạo và Ứng phó biến đổi khí hậu. Các diễn giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế và triển vọng phát triển của ASEAN. ASEAN không chỉ khẳng định là một khu vực đầy sức sống kinh tế, một trong những đầu tàu tăng trưởng toàn cầu mà còn đang đứng trước cơ hội tiên phong chuyển mình vào kỷ nguyên thông minh. Ưu thế đặc biệt của ASEAN chính là tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp đến từ thế hệ trẻ, một "thế hệ số" được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của khu vực, giúp ASEAN không thỏa mãn với những thành công của hiện tại.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 2.
Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 2.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định "kỷ nguyên thông minh" đặt ra nhiều thách thức to lớn song đó là con đường tất yếu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ với tư cách được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong ASEAN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định "kỷ nguyên thông minh" đặt ra nhiều thách thức to lớn song đó là con đường tất yếu. Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với một tâm thế tham vọng, sẵn sàng "nghĩ sâu làm lớn", lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực mới để tạo đột phá cho tăng trưởng của khu vực.

Chia sẻ tầm nhìn của mình về ASEAN trong tương lai, Thủ tướng nhấn mạnh trong kỷ nguyên thông minh, một ASEAN thành công cần đảm bảo vững chắc 6 yếu tố: về chính trị an ninh phải hòa bình, ổn định, không có chiến tranh; về kinh tế phải phát triển nhanh và bền vững; về văn hóa cần thúc đẩy sự thống nhất trong đa dạng, vừa phát triển bản sắc ASEAN, vừa giữ gìn bản sắc của từng thành viên; về môi trường phải đảm bảo việc khai thác và sử dụng bền vững, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau; về xã hội cần đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển bao trùm và không bỏ ai lại phía sau.

Để vững bước trong kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh Việt Nam không thể phát triển ở tốc độ trung bình như thông thường. Thủ tướng Chính phủ nêu bật quyết tâm của Việt Nam phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và số hóa thông qua 3 ưu tiên chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 3.
Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 3.Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác, kết nối giữa ASEAN và toàn cầu, giữa Việt Nam và các quốc gia trong ASEAN để cùng phát triển - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Về thể chế, Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cùng một số luật, quy định để cung cấp khuôn khổ pháp lý và khuôn khổ thể chế thúc đẩy hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia.

Về hạ tầng, Việt Nam sẽ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là cơ sở dữ liệu số như một cốt lõi của tăng trưởng. Về nhân lực, Việt Nam sẽ chuẩn bị lực lượng lao động chất lượng, tập trung vào các ngành công nghiệp mới nổi như chuyển đổi xanh và số hóa, số hóa, kinh tế tri thức, tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt là về toán học và tư duy logic.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 4.
Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 4.Thủ tướng nhấn mạnh trong kỷ nguyên thông minh, một ASEAN thành công cần đảm bảo vững chắc 6 yếu tố - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng kêu gọi sự hợp tác, kết nối giữa ASEAN và toàn cầu, giữa Việt Nam và các quốc gia trong ASEAN để cùng phát triển, cùng tiến lên để khai thác trí tuệ thế giới phục vụ mục tiêu phát triển chung.

Về vấn đề Myanmar, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ niềm tin vững chắc rằng với sự đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung của mình, ASEAN sẽ góp phần giúp hòa bình, ổn định và hạnh phúc sớm quay lại với người dân Myanmar.

Những chia sẻ thẳng thắn, nhận định sâu sắc của Thủ tướng Phạm Minh Chính về tầm nhìn và chiến lược của ASEAN trong tương lai đã nhận được sự hưởng ứng và đồng tình từ diễn giả cũng như đông đảo đại biểu.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 5.
Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh- Ảnh 5.Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu Việt Nam rời Thụy Sĩ về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác - Ảnh VGP/Nhật Bắc

*Đây là hoạt động cuối cùng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chương trình làm việc tại Thụy Sĩ. Sau hoạt động này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu Việt Nam rời Thụy Sĩ về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Cùng chuyên mục

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer: Những thách thức cần giải quyết

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Bên cạnh những thuận lợi, Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Stermer sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, bao gồm việc khắc phục tình trạng bất ổn về kinh tế - xã hội của đất nước, khủng hoảng di cư...

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Mỹ dọa áp thuế 150% với Nhóm BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Theo Hãng tin Tass, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo các thành viên tổ chức liên chính phủ BRICS (gồm 10 nước là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) rằng, Mỹ sẽ áp mức thuế quan lên tới 150% để đáp trả bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra đồng tiền thay thế đồng USD.

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine kể từ khi xảy ra đến nay đã kéo dài 3 năm mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, gây ra không ít hậu quả nặng nề cho cả Nga và Ukraine. Cuộc xung đột không chỉ mang đến những tác động sâu rộng đối với quan hệ giữa các nước lớn, an ninh châu Âu, mà còn trên toàn thế giới. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của cuộc xung đột phải mất nhiều thập niên mới có thể khắc phục.

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Việt Nam luôn coi phòng chống tội phạm mạng là một trong những ưu tiên trong chính sách an ninh quốc gia

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Ngày 6/2, tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở Vienna, Văn phòng LHQ về Các vấn đề ma túy và tội phạm (UNODC) đã tổ chức buổi tham vấn thông tin tới các phái đoàn các nước thành viên về Công ước LHQ về chống tội phạm mạng

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Nền kinh tế tự chủ là điều kiện tiên quyết để các quốc gia bảo đảm sự phát triển bền vững và khả năng ứng phó, phục hồi trước những biến động không lường trước trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tự chủ của một số quốc gia đang phát triển điển hình trên thế giới sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện các giải pháp nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

 Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ cuối): Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương và ‘biến số’ cạnh tranh Mỹ - Trung

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định cạnh tranh Mỹ - Trung dưới Chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục leo thang và định hình lại cục diện toàn cầu, tuy nhiên, Trung Quốc đã lớn mạnh và không dễ bị 'bắt nạt'.

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Vào lúc 12h02 ngày 20/1 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (0 giờ 2 phút ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của "xứ cờ hoa".

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Dự báo chính sách của Tổng thống Trump (kỳ I): Kiến tạo tầm nhìn mang đậm ‘phong cách Trump’ về vai trò lãnh đạo của Mỹ

Pháp luật quốc tế -  2 tháng trước

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao nhận định 4 yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn của Tổng thống Trump và 5 thành tố của ‘học thuyết Trump’ nhằm đặt nước Mỹ ở trung tâm của các thay đổi địa chính trị và đảm bảo tối đa lợi ích.