Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Áp dụng mức lương cơ sở mới: Tác động tích cực với người lao động

Yến Nhi Thứ hai, 08/07/2024 - 14:19

(PLPT) - Áp dụng mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2024 có nhiều tác động tích cực đến chế độ đóng, hưởng Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Áp dụng mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2024.

Tăng mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần/con bằng 2 lần mức lương cơ sở. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. Vì vậy, mức trợ cấp trên được điều chỉnh tăng từ 3,6 triệu đồng lên 4,680 triệu đồng. Ngoài ra, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày cũng tăng từ 540 nghìn đồng lên 729 nghìn đồng/ngày.

Tăng mức trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Từ 1/7, mức này được điều chỉnh tăng từ 9 triệu đồng lên 11,7 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 1.170 nghìn đồng.

Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định, người lao động suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Theo luật, lao động suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Do lương cơ sở điều chỉnh, mức này tăng từ 540 nghìn đồng lên 702 nghìn đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động, sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 46,8 nghìn đồng/tháng.

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt, liệt 2 chi hoặc bị tâm thần, ngoài mức trợ cấp hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở. Mức này tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị mà chưa được giám định thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Mức này tăng từ 64,8 triệu đồng lên 84,24 triệu đồng.

Tăng mức dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật

Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng thì mức phụ cấp này tăng từ 540 nghìn đồng/ngày lên 702 nghìn đồng/ngày.

Tăng mức lương hưu thấp nhất

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở. Do vậy từ 1/7, mức này tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Tăng mức trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng

Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết. Mức này tăng từ 18 triệu đồng lên 23,4 triệu đồng.

Ngoài ra, theo luật, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng bằng 50% mức lương cơ sở. Do vậy mức này cũng được điều chỉnh tăng từ 900 nghìn đồng/tháng lên 1,17 triệu đồng/tháng.

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Vậy nên, từ 1/7, mức này tăng từ 1,26 triệu đồng lên 1,638 triệu đồng/tháng.

Cùng chuyên mục

Chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  21 giờ trước

Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.

“Sữa giả, thuốc giả, giá đỗ ngâm hóa chất” gây bức xúc xã hội

“Sữa giả, thuốc giả, giá đỗ ngâm hóa chất” gây bức xúc xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Thủ tướng yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Thủ tướng yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.