Bộ Công an đề xuất giám sát thực hiện quyết định cấm tiếp xúc trong phòng, chống bạo lực gia đình
Yến Nhi
Thứ năm, 31/10/2024 - 10:57
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo Bộ Công an, giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là biện pháp quan trọng bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Việc thực hiện hiệu quả công tác giám sát sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình, xây dựng xã hội văn minh, an toàn.
Bộ Công an vừa ban hành Dự thảo Thông tư quy định về công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Theo Bộ Công an, để bảo đảm biện pháp cấm tiếp xúc được thực hiện có hiệu quả, việc giám sát đóng vai trò rất quan trọng, góp phần ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tái diễn; bảo vệ trực tiếp tính mạng, sức khỏe của nạn nhân; bảo đảm thực thi nghiêm minh pháp luật và góp phần xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh. Việc giám sát cần được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là biện pháp quan trọng bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Việc thực hiện hiệu quả công tác giám sát sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình, xây dựng xã hội văn minh, an toàn.
Đáng chú ý, Dự thảo Thông tư quy định cụ thể về trách nhiệm của Công an cấp xã, bao gồm:
Chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở tổ chức thực hiện giám sát.
Phân công người giám sát; tổ chức cuộc họp thông báo thi hành thực hiện việc giám sát; Phối hợp với gia đình, người giám sát, các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, giúp đỡ người bị giám sát.
Hướng dẫn, giúp đỡ người bị giám sát thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú, khai báo tạm vắng; cấp mới, cấp đổi hoặc cấp lại giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; theo dõi việc vắng mặt tại nơi cư trú, chuyển nơi cư trú của người bị giám sát.
Tiếp nhận người bị giám sát từ nơi khác chuyển đến lưu trú hoặc tạm trú trong thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nhận xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong thời gian người bị giám sát lưu trú, tạm trú tại địa phương.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân xử lý khi người bị giám sát vi phạm Quyết định cấm tiếp xúc; Lập hồ sơ thực hiện giám sát…
Về việc phân công người giám sát việc thực hiện Quyết định cấm tiếp xúc, theo dự thảo, ngay khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã, trong thời hạn 6 giờ làm việc, Công an cấp xã phải ra Quyết định phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc sau khi trao đổi với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định cấm tiếp xúc của TAND đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình, Công an cấp xã phải ra Quyết định phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc ...
Việc ra Quyết định phân công người giám sát phải căn cứ vào nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người bị giám sát; căn cứ vào nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh, năng lực và khối lượng công việc của người được phân công giám sát. Một người có thể được phân công giám sát nhiều người nhưng không quá 3 người trong cùng một thời điểm.
Quyết định phân công người giám sát phải gửi ngay cho người được phân công giám sát, người bị giám sát và cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị giám sát và được lưu vào hồ sơ thực hiện giám sát.
Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu người giám sát không có điều kiện để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được phân công thì Trưởng Công an xã phải kịp thời phân công người khác thay thế.
Về việc xử lý khi người bị giám sát vi phạm Quyết định cấm tiếp xúc, dự thảo nêu rõ, khi phát hiện hành vi vi phạm Quyết định cấm tiếp xúc thì người được phân công giám sát báo ngay cho Công an cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh và lập biên bản.
Người bị giám sát vi phạm quy định về cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Người bị giám sát vi phạm quy định về cấm tiếp xúc thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?
(PLPT) - Các đối tượng quảng bá công dụng của 'năng lượng gốc', sau đó tổ chức các khóa học chuyên biệt để lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia với mục đích lan truyền các thông tin mê tín dị đoan, xuyên tạc lịch sử, truyền bá tư tưởng phản động... Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông ra sao?
(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh 'truyền thông' để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?
Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.
(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?
(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?
(PLPT) - Thời gian vừa qua, tình trạng các cuộc gọi, tin nhắn rác mời chào hay lừa đảo đang ngày càng phức tạp, khi các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn để chiếm đoạt dữ liệu cá nhân của người dùng hoặc thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Pháp luật hiện hành quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, cuộc gọi rác ra sao?