Bộ Công an thu nhận hơn 1.500 dữ liệu sinh trắc giọng nói, 260 mẫu ADN
Yến Nhi
Thứ ba, 08/10/2024 - 05:43
(PLPT) - Bộ Công an cho biết, từ 1/7 - 7/10, lực lượng Công an đã cấp hơn 9,58 triệu thẻ Căn cước. Đáng chú ý, toàn quốc đã thu nhận hơn 1.500 dữ liệu sinh trắc giọng nói và thu nhận hơn 260 mẫu ADN.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin việc thu nhập dữ liệu sinh trắc giọng nói, ADN và đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu.
Chiều 7/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ, người phát ngôn Bộ Công an cho biết nhiều kết quả trong thực hiện cấp thẻ Căn cước, Giấy chứng nhận căn cước sau 3 tháng thực hiện Luật Căn cước.
Thu nhận hơn 1.500 dữ liệu sinh trắc giọng nói và hơn 260 mẫu ADN
Theo Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 có một số điểm mới. Trong đó có việc đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước; bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước; mở rộng đối tượng được cấp thẻ Căn cước.
Luật cũng bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử; bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học.
Để triển khai thực hiện luật, Bộ Công an đã tham mưu ban hành và ban hành các văn bản quy định chi tiết các nội dung được giao trong Luật Căn cước; rà soát các văn bản có liên quan đến Luật Căn cước và sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Căn cước.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng đã đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin cơ sở dữ liệu; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân; chuẩn bị các điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác thông tin trong thẻ Căn cước và Căn cước điện tử...
Bộ đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương đồng loạt ra quân, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm việc thu nhận hồ sơ, cấp thẻ Căn cước, tài khoản định danh điện tử cho công dân; mở đợt cao điểm triển khai thực hiện Luật Căn cước.
Nhờ vậy, từ ngày 1/7 đến 7/10, lực lượng Công an đã cấp hơn 9,58 triệu thẻ Căn cước; trong đó có gần 3,2 triệu thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi; hơn 4 triệu thẻ cho trẻ em từ đủ 6 đến 14 tuổi và gần 2,4 triệu thẻ cho người từ đủ 14 tuổi.
Đáng chú ý, cả nước đã thu nhận hơn 1.500 dữ liệu sinh trắc giọng nói và thu nhận hơn 260 mẫu ADN.
Theo ông Tuyên, việc triển khai Luật Căn cước và công tác thu nhận hồ sơ, cấp căn cước cơ bản thuận lợi, đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
Bộ Công an đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu
Trả lời về việc Bộ Công an đã đề xuất lập sàn giao dịch dữ liệu khi xây dựng Luật Dữ liệu, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên nêu rõ, mục đích của luật này nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu, phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng quy định về thành lập sàn giao dịch dữ liệu, theo Người phát ngôn Bộ Công an, trên thế giới có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu được phát triển với xu hướng ngày càng mở rộng, gắn kết với mọi ngành nghề kinh tế.
Hoạt động xã hội như: Sàn giao dịch dữ liệu; dịch vụ trung gian dữ liệu; dịch vụ phân tích, tổng hợp dữ liệu; xác thực điện tử đối với dữ liệu không gắn với chủ thể danh tính điện tử... đều có cơ chế. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động này để tạo cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy, phát triển các sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu, tạo lập thị trường dữ liệu.
Do vậy, việc xây dựng dự thảo Luật Dữ liệu bổ sung quy định về sàn giao dịch dữ liệu để góp phần thiết lập thị trường dữ liệu, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu, thúc đẩy chuyển đổi số trong các ngành kinh tế, chuyển đổi phương thức giao tiếp giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân và các quan hệ xã hội trên môi trường số.
Theo ông Hoàng Anh Tuyên, do đây là những quy định mới, lần đầu tiên được quy định, cần cơ chế linh hoạt để kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ đã thống nhất xây dựng dự thảo luật theo hướng không quy định cụ thể nội dung này trong luật, giao Chính phủ quy định lộ trình, giải pháp phát triển thị trường phù hợp với thực tiễn. "Về việc dữ liệu nào được giao dịch, dữ liệu nào không được giao dịch, bảo vệ an ninh an toàn sẽ được quy định trong luật", ông Tuyên nêu rõ.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Phó Chủ tịch thường trực Trần Công Phàn nhấn mạnh, Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy, khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật trong xã hội, góp phần xây dựng một nền pháp lý vững mạnh.
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai theo từng thời kỳ liên quan đến các vi phạm, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra.
Khi địa phương thiết lập cấp tỉnh, cấp xã mới thì các cấp phải biết thẩm quyền của cấp huyện sẽ do ai làm, tỉnh làm gì, xã làm gì và Trung ương phân cấp gì cho cấp tỉnh.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.