2 học sinh rủ nhau trộm cắp xe máy ở Hà Nội: Người chưa thành niên trộm cắp tài sản xử lý như thế nào?
Yến Nhi
Thứ năm, 31/10/2024 - 09:57
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Do thiếu tiền ăn chơi, 2 nam sinh ở Hà Nội đã rủ nhau thực hiện trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố để bán lấy tiền tiêu xài. Tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật diễn ra gần đây đang là mối lo ngại lớn trong xã hội. Vậy, người chưa thành niên trộm cắp tài sản xử lý như thế nào?
Nhóm học sinh rủ nhau trộm cắp xe máy để lấy tiền tiêu xài cá nhân
Ngày 30/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra CAQ Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng học sinh chuyên trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố.
Theo cơ quan Công an, vào ngày 19/10, trong quá trình tuần tra bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn phường Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện hai nam thanh niên đi xe máy có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành dừng xe kiểm tra. Khi tổ tuần tra áp sát thì bất ngờ hai đối tượng tăng ga định bỏ chạy nhưng bị khống chế.
Tại cơ quan Công an, Nguyễn Văn Hưng và Đào Văn Kiên khai nhận do thiếu tiền ăn chơi, đã rủ nhau thực hiện trộm cắp xe máy trên địa bàn thành phố Hà Nội để bán lấy tiền tiêu xài.
Để thực hiện hành vi phạm tội, Kiên điều khiển xe máy Honda Wave màu xanh đen, không biển kiểm soát chở Hưng đi trên đường tìm kiếm xe máy không có người trông giữ, nhiều sở hở để trộm cắp.
Khi phát hiện "con mồi" Kiên ngồi trên xe còn Hưng đi đến tiếp cận xe máy và tiến hành đấu điện nổ máy và ngồi lên xe rồi nhanh chóng tẩu thoát.
Bằng thủ đoạn trên, Hưng và Kiên đã cùng nhau thực hiện trộm cắp 2 xe máy bán được 14 triệu đồng cả hai chia đôi và đã tiêu xài cá nhân.
Ngoài ra, Hưng còn khai nhận đã cùng đối tượng Nguyễn Công Hòa (sinh năm 2008; trú tại Kìm Lũ, Sóc Sơn, Hà Nội) thực hiện 4 vụ trộm cắp xe máy trên đoạn đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hòa là người điều khiển xe máy Honda Wave, màu đỏ, không có biển kiểm soát chở Hưng đi trộm cắp tài sản, Hưng là người trực tiếp xuống rút giắc điện và đấu nối dây điện khóa xe để trộm cắp xe máy.
Hưng và Hòa đã trộm 4 xe máy Honda Wave bán được gần 25 triệu đồng. Số tiền bán xe trộm cắp được, Hưng và Hòa thống nhất chia đôi.
Căn cứ tài liệu điều tra xác định, Nguyễn Văn Hưng và Đào Văn Kiên lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, lén lút trộm cắp tài sản có tổng giá trị theo kết quả định giá tài sản sơ bộ là 66 triệu đồng, hành vi của hai đối tượng phạm vào tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại điều 173 Bộ Luật hình sự.
Mặc dù hai đối tượng Nguyễn Văn Hưng và Đào Văn Kiên chưa đủ 18 tuổi nhưng phạm tội nghiêm trọng, phạm tội nhiều lần nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành tạm giữ để điều tra.
Hiện, đối tượng Nguyễn Công Hòa đang bỏ trốn, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm đang tiếp tục truy tìm đối tượng và điều tra mở rộng vụ án để xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Hiện nay, các đối tượng người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) vi phạm pháp luật ngày càng có xu hướng gia tăng và trở thành vấn đề đáng lo ngại trong xã hội.
Trong đó, hành vi trộm cắp tài sản là một trong những tội phạm mà người chưa thành niên vi phạm nhiều nhất. Số lượng các vụ án tăng nhanh, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi, gây ra những hậu quả nặng nề cho cả người thực hiện hành vi phạm tội và người bị hại, gây bức xúc trong xã hội.
Căn cứ pháp lý: Điều 12 Bộ luật hình sự 2015
"Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)."
Mức phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản
Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản, cụ thể như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 quy định thì tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;".
Do đó, Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 2015 thuộc tội phạm ít nghiêm trọng.
Như vậy, nếu người phạm tội là người dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi trộm cắp 6 triệu đồng.
Trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt hành chính và mức phạt sẽ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Trộm cắp tài sản;
b. Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
d. Sử dụng trái phép tài sản của người khác.”
Như vậy mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nếu người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự "bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?