Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng ‘điểm tên’ các tỉnh, thành chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Phương Thúy Thứ sáu, 11/10/2024 - 11:30
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ phê bình một số tỉnh, thành phố chưa ban hành được một nội dung nào để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, gồm: Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Nông, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Bình Phước, An Giang.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai.

Phê bình 13 tỉnh, thành

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 10/10/2024 về việc tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.

Công điện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nêu: Luật Đất đai được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, bước đầu đã đi vào cuộc sống góp phần vào việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

Việc triển khai đưa Luật Đất đai sớm có hiệu lực thi hành là yêu cầu cấp thiết, nhiệm vụ cấp bách để giải quyết các khó khăn vướng mắc từ thực tiễn. Theo đề xuất của các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chính phủ đã trình Quốc hội điều chỉnh thời gian sớm 5 tháng hiệu lực của Luật Đất đai.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thi hành Luật nhất là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết. Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã hoàn thành việc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các Bộ trước ngày 01/8/2024.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, ngành và địa phương đã rất nỗ lực ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ và căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Luật Đất đai được thuận lợi, phát huy hiệu quả của các chính sách mới, tiến bộ mà Luật Đất đai đã đề ra.

Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình thực tế và tổng hợp báo cáo của các cơ quan, ban ngành, địa phương, các tỉnh, thành phố vẫn chưa ban hành đầy đủ các nội dung được giao trong Luật và các Nghị định. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố chưa ban hành được một nội dung nào để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, gồm: Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Nông, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Bình Phước, An Giang).

Thủ tướng Chính phủ phê bình các tỉnh, thành phố còn chậm trễ trong việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

Hoàn thành các văn bản trước 15/10

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai có hiệu quả tại địa phương.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các Công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương chậm ban hành văn bản quy định theo thẩm quyền phải đánh giá nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn địa phương mình; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra việc ban hành chậm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 15/10/2024.

Các địa phương tập trung chỉ đạo ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; hoàn thành trước ngày 15/10/2024, báo cáo kết quả Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nếu để chậm trễ ban hành các văn bản nêu trên.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thi hành Luật Đất đai có hiệu quả tại địa phương, bao gồm kiện toàn tổ chức bộ máy của Tổ chức phát triển quỹ đất và Văn phòng Đăng ký đất đai; bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, xây dựng cơ sở dữ liệu, ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá sản phẩm...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện; Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn ở địa phương; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền, không để xảy ra ách tắc làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân, doanh nghiệp; Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan quản lý nhà nước và đối tượng sử dụng đất. Trước mắt đẩy mạnh kiểm tra việc tổ chức thi hành Luật Đất đai tại địa phương.

Cùng chuyên mục

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Nạn nhân mua bán người được trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để có việc làm

Tầm nhìn - Chính sách -  16 giờ trước

(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất từ 01/4/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Chính thức thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với 455/456 đại biểu tán thành.

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

 Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.

Đọc nhiều