Nộp hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi
Từ ngày 1/7/2024, khi luật Căn cước 2023 có hiệu lực,
trẻ em từ 0 đến 6 tuổi được làm thẻ căn cước nếu có nhu cầu, khi thực hiện thủ
tục cấp thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước thì người đại diện hợp pháp của
trẻ mang theo thẻ căn cước hoặc CCCD.
Theo luật Căn cước 2023, trẻ em 0 đến 6 tuổi không bắt
buộc làm thẻ căn cước chỉ thực hiện khi có nhu cầu. Cha, mẹ hoặc người đại diện
hợp pháp của trẻ em dưới 6 tuổi có thể đề nghị cấp thẻ Căn cước cho trẻ qua Cổng
dịch vụ công Bộ Công an và nhận kết quả tại nhà mà không phải đến cơ quan Công
an.
Để đăng ký cấp thẻ Căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi,
cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp (sau đây gọi tắt là công dân) sử dụng tài
khoản định danh điện tử (VNeID) để đăng nhập và thực hiện theo các bước sau:
Bước 2: Công dân chọn “Đăng nhập” ở góc phải phía trên
màn hình.
Bước 3: Công dân chọn Đăng nhập bằng “Tài khoản Cổng dịch
vụ công quốc gia”.
Bước 4: Chọn đăng nhập bằng “Tài khoản Định danh điện
tử cấp bởi Bộ Công an dành cho công dân”.
Bước 5: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập thông
tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng
VNeID trên điện thoại thông minh để đăng nhập.
Bước 6: Sau khi đăng nhập thành công, công dân chọn
“Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước”.
Bước 7: Tiếp theo, chọn “Cấp thẻ Căn cước cho người dưới
14 tuổi”.
Bước 8: Tại màn hình tiếp theo, công dân nhập số điện
thoại của người kê khai (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp), sau đó điền đầy đủ
thông tin của trẻ cần cấp thẻ Căn cước theo yêu cầu (bao gồm: họ, chữ đệm và
tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân; mối quan hệ của
người kê khai với người cần cấp thẻ Căn cước).
Sau khi điền đầy đủ các thông tin công dân chọn “Kiểm
tra thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư”.
- Trường hợp trùng khớp với thông tin trên hệ thống
CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống hiển thị thông báo: Thông tin công dân hợp lệ.
Công dân thực hiện bước tiếp theo.
- Trường hợp thông báo thông tin không hợp lệ do không
trùng khớp với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, công dân vui lòng liên hệ Công
an xã/phường/thị trấn nơi thường trú để được hướng dẫn và cập nhật đầy đủ thông
tin, sau đó nộp lại hồ sơ theo các bước nêu trên.
Bước 9: Công dân chọn lý do cấp: “Cấp thẻ căn cước lần
đầu”. Chọn loại hồ sơ: “Người dưới 6 tuổi”.
- Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là phòng Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh: Tại cấp thực hiện chọn
"Cấp tỉnh", cơ quan thực hiện chọn "Công an tỉnh...".
- Trường hợp công dân chọn nơi thực hiện là đội Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện/thị xã/thành phố nơi
thương trú/tạm trú: Tại cấp thực hiện chọn "Cấp huyện", cơ quan thực
hiện phía trên chọn "Công an tỉnh Bình Định", phía dưới chọn
"Công an huyện/thị xã/ thành phố" nơi thường trú/tạm trú.
Tiếp theo công dân điền thông tin nơi nhận kết quả.
Bước 10: Tick vào ô “Tôi xin cam đoan những thông tin
kê khai trên là đúng sự thật”, sau đó ấn chọn “Lưu và Tiếp tục”.
Khi màn hình hiển thị Popup dưới đây công dân chọn “Đồng
ý”.
Màn hình sẽ hiện thị thông báo hồ sơ đã được tiếp nhận
và tự động chuyển sang trang Quản lý hồ sơ dịch vụ công. Công dân ghi nhớ mã hồ
sơ trực tuyến và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
Sau khi hồ sơ được gửi thành công, hệ thống sẽ tự động
chuyển đến cơ quan Công an nơi công dân đăng ký để tiếp nhận, xử lý. Công dân
nhận thẻ Căn cước tại cơ quan Công an nơi đăng ký làm thủ tục hoặc tại địa chỉ
công dân đăng ký nhận kết quả.
Cách tích hợp thông tin vào thẻ căn cước đối với trẻ từ 0 - 6 tuổi
Về trình tự, thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước đối với trường hợp người công dân dưới 6 tuổi đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ
căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng
dụng định danh quốc gia sẽ thực hiện 4 bước, cụ thể:
Bước 1: Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người
dưới 6 tuổi lựa chọn thông tin cần tích hợp gửi kèm hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi,
cấp lại thẻ căn cước.
Bước 2: Cơ quản lý căn cước của Bộ Công an thực hiện
kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin đề nghị tích hợp thông qua Cơ sở dữ liệu
căn cước, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thực hiện tích
hợp đối với các thông tin xác thực thành công.
Bước 3: Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông
báo kết quả tích hợp thông tin khi trả thẻ căn cước cho công dân.
Bước 4: Công dân hoặc người đại diện hợp pháp của người
dưới 6 tuổi thực hiện thanh toán lệ phí tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông
tin trên thẻ căn cước và phí dịch vụ chuyển phát theo quy định của pháp luật về
phí và lệ phí.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?