Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Tăng cường tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội để thuyết phục người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội

Yến Nhi Thứ hai, 29/07/2024 - 11:18

(PLPT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển tới trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV theo Công văn số 499/BDN ngày 14/6/2024 về việc thuyết phục người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội lâu dài cần tăng cường việc tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội.

Công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.

Kết quả công tác tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, thời gian qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn Ngành, đảm bảo tính kịp thời, chủ động, gắn với phát triển hiệu quả người tham gia Bảo hiểm xã hội.

Về nội dung, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chú trọng đổi mới nội dung tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, xúc tích (gắn với các thông điệp tuyên truyền gần gũi, dễ nhớ); bên cạnh nội dung phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh truyền thông chuyên sâu về ý nghĩa, vai trò, lợi ích, tính nhân văn của chính sách Bảo hiểm xã hội, nhất là Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về hình thức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung triển khai các hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, linh hoạt, sáng tạo và liên tục được đổi mới theo hướng phù hợp với tình hình thực tiễn; kết hợp giữa hình thức tuyên truyền trực tiếp và trực tuyến; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên môi trường Internet, bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách Bảo hiểm xã hội.

Nhiều mô hình hay, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được Bảo hiểm xã hội các tỉnh triển khai thực hiện đáp ứng yêu cầu đổi mới theo đúng tinh thần Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ (Toàn quốc có khoảng 23 mô hình tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT được triển khai như: Mô hình tuyên truyền nhóm nhỏ, tư vấn 1-1, Tổ Phụ nữ tiết kiệm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện vì cuộc sống bình an, Nuôi heo đất tiết kiệm tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Mô hình vận động giáo viên tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT cho thân nhân, Tổ dân phố thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT toàn dân, Mô hình Gian hàng An sinh, Mô hình Bài chòi tuyên truyền Bảo hiểm xã hội tự nguyện,…).

Bên cạnh đó, trên cơ sở đặc thù vùng miền, nhiều Bảo hiểm xã hội tỉnh đã linh hoạt, đa dạng các hình thức tuyên truyền đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như: tuyên truyền nhóm nhỏ đến từng thôn bản, hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín và mời những người biết tiếng dân tộc tham gia tuyên truyền trực tiếp tại các hội nghị, các cuộc tuyên truyền nhóm nhỏ; biên tập, sản xuất các sản phẩm truyền thông (file phát thanh, tờ rơi, tờ gấp,…) bằng tiếng dân tộc; phối hợp với đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện tin, bài, phóng sự,… bằng tiếng dân tộc để tổ chức tuyên truyền hiệu quả tới đồng bào.

Thông qua việc triển khai công tác tuyên truyền bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, kịp thời truyền tải chính xác, đầy đủ thông tin về chính sách Bảo hiểm xã hội tới các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, NLĐ; góp phần để các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, NLĐ hiểu đúng, đầy đủ hơn về chính sách Bảo hiểm xã hội. Qua quá trình kiên trì, bền bỉ triển khai công tác tuyên truyền, đến nay chính sách Bảo hiểm xã hội đã thực sự đi vào cuộc sống, có sức lan tỏa mạnh mẽ để "dân biết, dân tin và dân tham gia Bảo hiểm xã hội". Toàn quốc đã có 18,306 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ 39,05% LLLĐ; trong đó, có 16,678 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, đạt tỷ lệ 35,58% LLLĐ và 1,628 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt tỷ lệ 3,47% LLLĐ trong độ tuổi.

Việc tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội sâu rộng trong toàn xã hội đã: (1) Góp phần tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội. Đến nay, hầu hết cấp ủy đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương đã vào cuộc chỉ đạo công tác tuyên truyền Bảo hiểm xã hội; (2) Công tác tuyên truyền đã trở thành cầu nối để truyền tải, đưa các thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Bảo hiểm xã hội đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân; nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia, thụ hưởng chính sách; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với chính sách; (3) Thông qua công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật Bảo hiểm xã hội của người dân, doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ việc đóng Bảo hiểm xã hội không chỉ là nghĩa vụ, mà còn là yếu tố quan trọng để nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp; (4) Công tác tuyên truyền đã góp phần tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội; (5) Công tác tuyên truyền đã góp phần lan tỏa, truyền cảm hứng những tấm gương người tốt, việc tốt, cách làm hay sáng tạo trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội; nhân rộng các điển hình tiên tiến; vận động, thu hút sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân làm công tác thiện nguyện giúp đỡ những người yếu thế, khó khăn được tham gia Bảo hiểm xã hội; cùng chung tay xây dựng hệ thống an sinh xã hội bao phủ tới từng người dân, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Nội dung tăng cường tuyên truyền nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Quyết định số 1676/QĐ - TTg ngày 21/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới toàn diện, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền Bảo hiểm xã hội,… Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn chủ động, tích cực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội đến tất cả các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân.

Bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền nghĩa vụ, trách nhiệm của NLĐ trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn chú trọng tuyên truyền sâu rộng, kỹ lưỡng về các nội dung: Ý nghĩa, vai trò, lợi ích, tính nhân văn của chính sách Bảo hiểm xã hội, nhất là Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân; Tuyên truyền giúp người NLĐ nhận thức đầy đủ sự cần thiết, ý nghĩa, quyền, lợi ích của việc tham gia Bảo hiểm xã hội đối với bản thân và gia đình từ đó tự giác tham gia như một nhu cầu tất yếu; Trách nhiệm, nghĩa vụ, ý thức chấp hành pháp luật Bảo hiểm xã hội của NLĐ, của người sử dụng lao động, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc đóng Bảo hiểm xã hội đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ; Tuyên truyền nâng cao hiểu biết về chính sách Bảo hiểm xã hội cho NLĐ để họ có khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại; Những rủi ro khi không tham gia, sự thuận tiện trong thủ tục tham gia giúp người NLĐ hình thành thói quen tham gia Bảo hiểm xã hội để tích lũy cho tuổi già;...

Tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội để thuyết phục người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, tùy theo từng thời điểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức các đợt tuyên truyền chuyên đề, cao điểm về chính sách Bảo hiểm xã hội một lần. Theo đó, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam đã tăng cường tuyên truyền về những thiệt thòi khi lựa chọn nhận Bảo hiểm xã hội một lần; những lợi ích khi không nhận Bảo hiểm xã hội một lần, bảo lưu thời gian đóng để khi có điều kiện tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội (ngắn hạn và lương hưu khi về già) hoặc tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện; ý nghĩa, giá trị của việc hưởng lương hưu hằng tháng để đảm bảo cuộc sống và được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe.

Thông qua việc tuyên truyền sâu rộng tới NLĐ về chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội đã góp phần lan tỏa, nâng cao nhận thức của NLĐ về quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia Bảo hiểm xã hội; giúp NLĐ ngày càng yên tâm, tin tưởng vào chính sách Bảo hiểm xã hội cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; từ đó chủ động, tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội lâu dài, không rời khỏi lưới an sinh.

Ngày 29/6/2024 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024) với nhiều nội dung sửa đổi quan trọng. Nhằm góp phần tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình tổ chức triển khai Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài, bền vững cho người dân, NLĐ, kịp thời đưa chính sách Bảo hiểm xã hội tiếp tục đi sâu vào cuộc sống, thời gian tới, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ quan tâm tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, cụ thể:

- Tiếp tục chủ động, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai hiệu quả các hoạt tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội trong toàn Ngành gắn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù văn hóa, con người của từng địa phương; chú trọng hướng dẫn tuyên truyền chuyên đề về Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 để nâng cao nhận thức, ý thức của NLĐ trong việc không chỉ tuân thủ các quy định của chính sách Bảo hiểm xã hội mà còn hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

- Phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền; các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan thông tấn, báo chí kịp thời tổ chức, thực hiện công tác tuyên truyền những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đảm bảo phù hợp với từng nhóm chủ thể tham gia (quan tâm tuyên truyền gắn với những câu chuyện, nhân vật thực tế để làm nổi bật giá trị, lợi ích khi tham gia Bảo hiểm xã hội).

- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội trên Cổng TTĐT Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tạp chí Bảo hiểm xã hội và các kênh truyền thông mạng xã hội của Ngành. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật Bảo hiểm xã hội, trên môi trường Internet, mạng xã hội theo hướng thân thiện, dễ tiếp cận với người dân, NLĐ.

- Tiếp tục sản xuất các sản phẩm tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hộibảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của các nhóm người dân (trong đó, tiếp tục chú trọng đến các sản phẩm tuyên truyền, vận động người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ).

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin trân trọng cảm ơn và kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Đoàn đại biểu Quốc hội, cử tri thành phố Hồ Chí Minh về tình hình tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, để chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội ngày càng được hoàn thiện, công tác tổ chức thực hiện chính sách đáp ứng được sự hài lòng của đông đảo Nhân dân, NLĐ./.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?