Tầm nhìn - Chính sách

Nhiều quy định mới về tín dụng, trái phiếu

Gia Bảo Thứ sáu, 02/08/2024 - 10:06
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm nay, nhằm cải thiện chất lượng tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính.

Ảnh minh họa: vneconomy.vn

Nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm nay, nhằm cải thiện chất lượng tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động tài chính.

Chuyển nhượng tài sản

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, ngoại trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Theo luật này, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

Quy định mới về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2024, sửa đổi Thông tư 16/2021 về việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Các điểm mới bao gồm:

Thông tin về người có liên quan: Doanh nghiệp phát hành phải cung cấp thông tin về cá nhân và tổ chức có liên quan trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp. Thông tin này bao gồm họ tên, số định danh cá nhân, quốc tịch, số hộ chiếu (đối với người nước ngoài), tên và mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, và mối quan hệ với doanh nghiệp phát hành.

Thêm vào đó, thông tư bổ sung khoản 15 vào Điều 4: Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt.

Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 về giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, tổng số dư mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do doanh nghiệp và người có liên quan của doanh nghiệp đó phát hành) được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.

Tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2024 quy định về phân loại tài sản có (nợ) của tổ chức tài chính vi mô. Quy định này có hiệu lực từ ngày 12/8/2024 và áp dụng cho các hoạt động cho vay, ủy thác cho vay, và gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm:

  • Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

  • Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

  • Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn dưới 30 ngày.

  • Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày.

  • Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên và các khoản nợ cơ cấu lại lần thứ hai quá hạn.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày.

Tổ chức tài chính vi mô phải báo cáo kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Sửa quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 23/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 10/2016/TT-NHNN về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/8/2024, bổ sung các hình thức thưởng cổ phiếu khác không phát sinh dòng tiền ra nước ngoài và quy định về nguyên tắc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Thông tư sửa đổi, bổ sung về nguyên tắc thực hiện chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, thông tư này cũng bổ sung thêm các hình thức thưởng cổ phiếu khác ở nước ngoài không phát sinh dòng tiền ra nước ngoài, quy định hiện hành chỉ đề cập đến thưởng trực tiếp bằng cổ phiếu và thưởng quyền mua cổ phiếu với các điều kiện ưu đãi.

Thông tư này có hiệu lực từ 12/8/2024.

Sửa quy định về giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân

Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 13/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 32/2015/TT-NHNN về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.

Thông tư 13/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 8 về hạn chế, giới hạn cho vay của quỹ tín dụng nhân dân.

Hội đồng quản trị quyết định các khoản cho vay đối với người thẩm định, người xét duyệt cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị khác thấp hơn theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân. Các trường hợp còn lại thực hiện theo quy định nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân.

Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 32/2024/TT-NHNN ngày 30/6/2024 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

Thông tư này quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm: thành lập, khai trương hoạt động, thay đổi tên, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài; thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch; chuyển đổi chi nhánh ở trong nước thành phòng giao dịch và ngược lại; chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại...

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  10 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều