Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Bảo hiểm xã hội: Người dân hưởng nhiều lợi ích từ việc chi trả lương hưu, trợ cấp

Yến Nhi Thứ bảy, 20/07/2024 - 06:29

(PLPT) - Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ trong thực hiện chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN. Đây là một trong những "điểm sáng" của Ngành trong công tác Chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số, Thủ tướng phân tích về vai trò, tác động tích cực, mạnh mẽ của chuyển đổi số đối với việc thay đổi phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Mặt khác, thực tiễn thời gian qua cho thấy bài học kinh nghiệm rất quan trọng là việc chuyển đổi số nhanh, mạnh, hiệu quả có vai trò đặc biệt, mang tính quyết định của người đứng đầu ở các bộ, ngành, địa phương.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp; có văn bản chỉ đạo, điều hành phù hợp sau Hội nghị để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Là một trong các Bộ, ngành đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác Chuyển đổi số thời gian qua, tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã có báo cáo về công tác đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ trong thực hiện chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN. Đây là một trong những "điểm sáng" của Ngành trong công tác Chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp để tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng, đảm bảo an toàn, kịp thời.

Hiện nay, hệ thống của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xác thực hơn 97,6 triệu thông tin nhân khẩu trong CSDL do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý; trong đó có khoảng 87,4 triệu người đang tham gia, thụ hưởng Bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, chiếm 98% tổng số người tham gia (không bao gồm lực lượng vũ trang, thân nhân quân đội) với CSDL quốc gia về dân cư. Đặc biệt, gần 3,4 triệu người nhận lương hưu, trợ cấp hàng tháng được đồng bộ với CSDL quốc gia về dân cư (đạt gần 100%).

Vì vậy, trong bối cảnh Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 và Thủ tướng ký ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ các điều kiện cần thiết về dữ liệu, công tác truyền thông... để sẵn sàng chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng.

Do đó, ngày 1/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với cơ quan bưu điện, ngân hàng, các địa phương thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng cho người hưởng đồng loạt trên phạm vi cả nước (Trong ngày 1/7 đã chi trả cho hơn 70% người hưởng qua tài khoản và trực tiếp).

Về việc mở tài khoản cá nhân cho người hưởng lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng, thực hiện nhiệm vụ mục tiêu tại Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện.

Kết quả, đến ngày 31/12/2023, tỷ lệ người nhận lương hưu, trợ cấp hằng tháng qua việc chi trả không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị đạt 64% (vượt 4%, về đích trước 2 năm so với kế hoạch Thủ tướng giao).

Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 11/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an xác thực dữ liệu người hưởng với CSDL quốc gia về dân cư. Ngày 22/03/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký Quy trình phối hợp số 2286/C06-TCKT với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06)- Bộ Công an về việc triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tăng tỷ lệ người nhận các chế độ Bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, rà soát, xác thực người hưởng tình trạng của người hưởng tại nơi cư trú. Để đảm bảo thực hiện đồng bộ, rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố phối hợp với ngành Công an để tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương, chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp với bưu điện, ngân hàng đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, cung cấp thông tin đến người dân, đặc biệt, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã phối hợp với cơ quan công an tại địa phương, xuống tận cơ sở, từng nhà người dân để tiếp cận, vận động, tuyên truyền, khuyến khích người hưởng mở, đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân.

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc chi trả này, thời gian tới, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phối hợp với ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, kịp thời.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường mạng lưới điểm rút tiền để người hưởng thuận lợi trong việc tiếp cận dịch vụ của ngân hàng; nâng cấp hệ thống công nghệ, phương thức thanh toán đảm bảo việc chuyển tiền nhanh chóng, an toàn, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người hưởng tiếp cận các dịch vụ.

Cùng chuyên mục

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Tập huấn an toàn thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước trong sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển nhân dịp 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Khơi thông các điểm nghẽn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.

Tạo thuận lợi thực hiện cách thu thuế mới đối với hộ kinh doanh

Tạo thuận lợi thực hiện cách thu thuế mới đối với hộ kinh doanh

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với

Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Luật Thương mại điện tử cần vừa quản lý được, vừa kiến tạo phát triển

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Người mang “tinh thần pháp quyền” ở khu vực biên giới

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).