Tầm nhìn - Chính sách

Luật Bảo hiểm xã hội 2024: 14 nội dung trọng tâm mới

Yến Nhi Thứ năm, 15/08/2024 - 16:29
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 gồm 11 chương, 141 điều, trong đó có 14 nội dung mới trọng tâm. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Ngày 29/6/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 gồm 11 chương, 141 điều (tăng 2 chương và 16 điều so với Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành).

14 nội dung mới trọng tâm của Luật Bảo hiểm xã hội 2024. (Ảnh minh họa)

Công tác xây dựng Luật có ba mục tiêu cụ thể. Đó là:

(i) Bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp; thể chế hóa quan điểm, đường lối, nội dung cải cách trong Nghị quyết số 28-NQ/TW và các văn kiện, nghị quyết có liên quan;

(ii) Sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn;

(iii) Mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có 14 điểm mới trọng tâm sau đây.

1. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống Bảo hiểm xã hội đa tầng

Trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 là loại hình Bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi (hiện hành là 80 tuổi).

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

2. Bổ sung quy định nhằm gia tăng sự liên kết giữa tầng trợ cấp hưu trí xã hội và Bảo hiểm xã hội cơ bản

Bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.

Theo đó, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ thời gian đóng để hưởng lương hưu (chưa đủ 15 năm đóng) và chưa tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (chưa đủ 75 tuổi) nếu không hưởng Bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình. Trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách nhà nước đóng BHYT.

3. Mở rộng đối tượng được tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mở rộng đối tượng được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ Bảo hiểm xã hội bằng việc mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Người lao động làm việc không trọn thời gian; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

4. Bổ sung quyền thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã chính thức bổ sung quyền thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thay vì chỉ hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất như Luật hiện hành.

5. Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đáp ứng đủ điều kiện theo quy định được hưởng trợ cấp thai sản với mức là 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh, do ngân sách nhà nước bảo đảm, người lao động không phải đóng thêm so với quy định hiện hành.

6. Đóng Bảo hiểm xã hội tối thiểu 15 năm sẽ được hưởng lương hưu

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 gia tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia Bảo hiểm xã hội thông qua việc giảm điều kiện về số năm đóng Bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

7. Khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận Bảo hiểm xã hội một lần

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bổ sung quy định nhằm gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận Bảo hiểm xã hội một lần

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận Bảo hiểm xã hội một lần. Người lao động đã chấm dứt tham gia Bảo hiểm xã hội mà có đề nghị thì hưởng Bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang mắc một trong những bệnh ung thư, bại liệt, xơ gan mất bù, lao nặng, AIDS;

d) Người có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng;

e) Người lao động có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội trước ngày 1/7/2025, sau 12 tháng không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc mà cũng không tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng Bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Như vậy, đối với người bắt đầu tham gia Bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7/2025 trở đi thì sẽ giải quyết Bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp a, b, c và d nêu trên.

Người lao động không hưởng Bảo hiểm xã hội một lần mà bảo lưu thời gian đóng để tiếp tục tham gia thì có cơ hội được thụ hưởng các quyền lợi cao hơn như:

(i) Khi tiếp tục tham gia được hưởng các chế độ với mức hưởng cao hơn; (ii) Được hưởng lương hưu với điều kiện dễ dàng hơn;

(iii) trong thời gian hưởng lương hưu được Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng BHYT;

(iv) Được hưởng trợ cấp hằng tháng khi không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội;

(v) trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được ngân sách Nhà nước đóng BHYT.

8. Bảo đảm quyền tham gia và thụ hưởng Bảo hiểm xã hội với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bảo đảm tốt hơn quyền tham gia và thụ hưởng Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua việc bổ sung quy định trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động ở Việt Nam và ở nước ngoài được tính để xét điều kiện hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội.

9. Nâng cao hiệu quả đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về nâng cao hiệu quả đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội thông qua việc mở rộng danh mục và phương thức đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội.

10. Bổ sung quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bổ sung một chương quy định về bảo hiểm hưu trí bổ sung, trong đó quy định về đối tượng, nguyên tắc, Quỹ Bảo hiểm hưu trí bổ sung và chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.

11. Quy định cụ thể về “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”

Luật quy định “mức tham chiếu” dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ Bảo hiểm xã hội; khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu bằng mức lương cơ sở.

Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội.

12. Quy định rõ về quản lý thu, đóng Bảo hiểm xã hội

Tăng cường tính tuân thủ pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động bằng việc dành riêng 1 chương để quy định về quản lý thu, đóng Bảo hiểm xã hội; làm rõ nội hàm và việc xử lý hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng Bảo hiểm xã hội.

13. Quy định giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng quyền lợi Bảo hiểm xã hội thông qua việc bổ sung quy định giao dịch điện tử trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội; điều chỉnh, cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục thực hiện Bảo hiểm xã hội.

14. Sửa đổi, bổ sung quy định của các chế độ Bảo hiểm xã hội phù hợp hơn với thực tiễn, bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 đã kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Cụ thể là:

(i) Bổ sung quy định về hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày;

(ii) Người lao động được quỹ Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

(iii) Sửa đổi quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thống nhất tính theo năm;

(iv) Bổ sung điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh;

(v) Quy định trường hợp lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con;

(vi) Sửa đổi quy định thời gian hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con chết;

(vii) Người lao động được quỹ Bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;

(viii) Quy định thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu.

(ix) Sửa đổi, bổ sung quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu để khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc, đóng Bảo hiểm xã hội sau tuổi nghỉ hưu.

(x) Sửa đổi quy định về điều kiện về tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thống nhất, phù hợp với tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019.

(xi) Sửa đổi quy định về quyền lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc một lần theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn của thân nhân của người lao động, không phân biệt trường hợp nào; khi các thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì có quyền lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng hoặc lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần theo hướng có lợi hơn.

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  1 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  21 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều