Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng của các chủ thẻ tín dụng: Cảnh giác thủ đoạn giả danh để đánh cắp thông tin cá nhân

Yến Nhi Thứ tư, 16/10/2024 - 16:57
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tự xưng là nhân viên ngân hàng, các đối tượng gọi điện cho chủ thẻ tín dụng giả vờ tư vấn hoặc hỗ trợ tài khoản để lấy thông tin cá nhân rồi chiếm đoạt tiền. Người dân cần nâng cao cảnh giác trước những chiêu trò giả danh công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin để lừa đảo.

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ thẻ tín dụng. (Ảnh: CAND)

Lập công ty tài chính chiếm đoạt tiền của hơn 600 chủ thẻ tín dụng

Ngày 16/10, Công an TP.HCM cho biết, đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra (PC03) đã khởi tố 20 bị can trong vụ án "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" do Đào Thị Kiều Oanh (35 tuổi, quê Thừa Thiên Huế), Lê Thị Kim Hòa (31 tuổi, quê Khánh Hòa) cầm đầu.

Theo điều tra, tháng 7/2022, Oanh nhờ ông L. (bạn trai của Oanh) đứng tên thành lập Công ty TNHH DVTM quốc tế P&L (Công ty P&L) để tư vấn các sản phẩm cho vay của Công ty Mirae Asset. Văn phòng công ty đặt tại đường Phạm Văn Bạch (phường 15, quận Tân Bình). Ông L. là giám đốc, đại diện theo pháp luật, nhưng thực tế công ty do Đào Thị Kiều Oanh quản lý, điều hành.

Đến tháng 10/2022, Lê Thị Kim Hòa và Đào Thị Kiều Oanh bàn bạc, thống nhất mỗi người góp 300 triệu đồng (tương đương 50% vốn) mở thêm chi nhánh công ty tại địa chỉ số 1039 đường Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình do H.V.L. đứng tên thuê văn phòng, tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động chi nhánh.

Tại đây, Oanh và Hòa đã tổ chức tuyển dụng nhân viên, thực hiện hoạt động chiếm đoạt tài sản của các chủ thẻ tín dụng (Visa, Master,… sử dụng thanh toán trước, trả tiền ngân hàng sau).

Thủ đoạn của nhóm này là gọi điện cho các chủ thẻ, tự xưng nhân viên ngân hàng (nơi cấp thẻ) thông báo ngân hàng đang có chính sách hỗ trợ khách hàng chuyển 75% tiền trong hạn mức của thẻ tín dụng sang thẻ ATM không mất phí hoặc chuyển số tiền này thành các khoản trả góp 3, 6, 9 và 12 tháng lãi suất thấp.

Kết quả điều tra xác định, từ ngày 24/10/2022 đến ngày 28/12/2022, các đối tượng đã thực hiện thành công khoảng 614 trường hợp, chủ thẻ tín dụng bị trừ tổng số tiền trong tài khoản thẻ tín dụng hơn 7 tỷ đồng, tổng số tiền đã chuyển lại cho chủ thẻ tín dụng hơn 5 tỷ đồng, còn lại tổng số tiền chiếm đoạt của chủ thẻ tín dụng gần 2 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 1/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Đào Thị Kiều Oanh, Lê Thị Kim Hòa, Lê Thị Tuyết Hương, Dương Bảo Trâm và Nguyễn Văn Lương để điều tra về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo các chủ thẻ tín dụng

Hồi tháng 3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Hồ Minh Phúc (SN 1995, ngụ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Trước đó, ngày 7/3, ba đối tượng gồm: Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000) và Trương Hán Chương (SN 2000) cùng ngụ TPHCM đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Rạch Giá bắt tạm giạm với cùng tội danh nói trên.

Theo kết quả điều tra, các đối tượng kể trên sau khi nghỉ việc ở công ty tài chính đã tự ý lưu trữ dữ liệu thông tin cá nhân người sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng rồi gọi điện lừa chủ thẻ cung cấp thông tin của thẻ tín dụng đang sử dụng. Sau đó, chúng sử dụng các thông tin này đặt mua các loại hàng hóa có giá trị lớn để chiếm đoạt.

Vào tháng 8/2023, ông N.V.T. (ở TP Rạch Giá) đã bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền 96.540.000 đồng. Thời điểm đó, Tài đã gọi điện thoại cho ông T. nói sẽ hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng của ông từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng.

Khi chủ thẻ tin tưởng và đồng ý, Tài yêu cầu chủ thẻ cung cấp các số thẻ, mã bảo mật, hạn sử dụng thẻ và dặn chủ thẻ khi nhận được mã OTP từ tin nhắn của ngân hàng thì phải cung cấp ngay cho Tài. Do tin tưởng nên ông T. đã cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân.

Ngay lập tức, Thái dùng điện thoại truy cập vào 2 trang bán hàng online đặt mua 4 điện thoại hiệu iPhone 14 với số tiền hơn 96 triệu đồng. Khi đặt hàng và thanh toán thành công, Thái kêu Chương và Tài đi nhận điện thoại đã mua, mang đi bán lấy tiền chia nhau tiêu xài.

Về phía ông T., sau khi cung cấp các thông tin thì tài khoản thẻ tín dụng đã bị trừ số tiền thanh toán mua hàng là 96.540.000 đồng. Ông T. đã liên hệ ngân hàng nhờ ngăn chặn giao dịch nhưng không thực hiện được nên đã trình báo sự việc lên công an.

Ngoài ra, vào cuối tháng 9/2023, Chương sợ bị Công an phát hiện nên không tham gia nữa. Thái và Tài đến thuê 1 căn hộ tại Thủ Đức (TPHCM) để tiếp tục thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thái rủ thêm Hồ Minh Phúc cùng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với cách thức như trên. Nhóm Thái, Tài và Phúc thực hiện chiếm đoạt tài sản trót lọt 15 vụ của các nạn nhân ở các tỉnh, thành phố với số tiền rất lớn.

Nhận diện và phòng tránh chiêu trò giả danh công ty tài chính, ngân hàng thu thập thông tin để lừa đảo

Tình trạng mạo danh các tổ chức tài chính, ngân hàng nhằm lừa đảo và thu thập thông tin người dùng xuất hiện ngày càng nhiều. Người dân cần nâng cao cách giác để bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình.

Dấu hiệu nhận biết

Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng là đánh vào tâm lý của những người đang cần tiền kinh doanh, tiêu xài, muốn được vay với số tiền lớn nhưng lại gặp khó do dính nợ xấu hoặc không đủ điều kiện vay vốn tại các tổ chức tài chính. Từ đó, các đối tượng mạo danh một số ngân hàng và các công ty tài chính có thật tại Việt Nam, tạo lập website, ứng dụng, chạy quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội để chào mời cho vay tín chấp với lãi suất đặc biệt thấp.

Các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng nghìn tài khoản Facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp (chỉ 1%/tháng), thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền...

Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, như: họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung… phục vụ làm hồ sơ vay.

Sau khi dụ người vay chuyển tiền phục vụ hỗ trợ xác minh, duyệt khoản vay, các đối tượng tiếp tục viện dẫn hàng loạt các lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi khai hồ sơ của người vay (như khai sai tên người hưởng thụ, đổi cách viết tên người hưởng thụ từ chữ in thường sang in hoa, không đủ điều kiện vay, thừa hoặc sai một số trên số căn cước công dân…).

Từ đó, chúng yêu cầu người vay phải nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền đã gửi cho khách hàng sau khi khoản vay được giải ngân. Tuy nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng cung cấp, các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và ngắt liên lạc.

Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, bị hại không những bị mất tiền mà còn bị mất toàn bộ thông tin danh tính cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật khác, ví dụ như: đăng kí SIM không chính chủ, đăng kí mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử phục vụ các hoạt động lừa đảo, rửa tiền, cá độ trực tuyến…

Biện pháp phòng tránh

Trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi, có nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng, người dân cần:

Chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi có nhu cầu vay tiền, cần liên hệ trực tiếp với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục vay vốn.

Cảnh giác, tìm hiểu kỹ, xác thực chính xác công ty tài chính, tư vấn viên trước khi tiến hành các thủ tục vay tiền bằng cách: kiểm tra mã số thuế, địa chỉ, người đại diện công ty, gọi điện thoại đến các số đường dây nóng, chăm sóc khách hàng của các công ty, kiểm tra kỹ các đường link trang web trước khi truy cập. Nên tư vấn thêm ý kiến của người thân có nhiều kinh nghiệm trước khi làm các thủ tục vay.

Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, hình ảnh nhận diện khuôn mặt…) khi chưa xác định chính xác website, ứng dụng và danh tính tư vấn viên.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP được gửi vào hòm thư, điện thoại di động cho các đối tượng. Không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà các đối tượng lạ cung cấp, dụ dỗ.

Nhanh chóng trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi phát hiện thủ đoạn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc bị mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Lý lịch tư pháp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lý lịch tư pháp.

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Tăng cường hoàn thiện phần mềm Trợ lý ảo để rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh việc phát triển các mô-đun của phần mềm Trợ lý ảo để hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Tăng cường hiệu lực thực thi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024, chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 (có hiệu lực ngày 1/7/2024) đã đưa ra một số quy định nhằm kiểm soát, siết chặt tình hình sở hữu chéo. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực thực thi luật, đặc biệt ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng tại các ngân hàng, chặn không để xảy ra đại án như đã xảy ra tại SCB, thì cần nhiều giải pháp đồng bộ…

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

414 vụ lừa đảo trực tuyến được báo cáo chỉ trong 1 tuần: Điểm lại 5 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến tuần qua

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  22 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin cho biết, dù các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến không mới, tuy nhiên, do mất cảnh giác và thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhiều người dùng vẫn bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản.

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Giả danh công an để lừa đảo gần 1 tỷ đồng: Cục Cảnh sát hình sự ra cảnh báo về thủ đoạn 'chạy án'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Một nhóm đối tượng tiếp cận người dân, tự xưng là cán bộ công tác tại Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bộ Công an đã phát ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác.

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Mất 3 tỷ đồng sau khi cài phần mềm dịch vụ công giả: Nhận diện các chiêu trò giả danh công an để lừa đảo

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Tin lời kẻ giả danh công an, một người phụ nữ ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, bị lừa mất gần 3 tỷ đồng. Cơ quan chức năng liên tục thông tin cảnh báo về các chiêu trò, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo này song nhiều người dân vẫn "sập bẫy".

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Bổ sung khái niệm về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã bổ sung giải thích từ ngữ về 'người đang trong quá trình xác định là nạn nhân' và bổ sung đối tượng này trong các quy định tương ứng của dự thảo Luật.

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện cơ chế đánh giá tác động chính sách trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật tại Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Để đạt được sự cân bằng giữa lý thuyết pháp lý và thực tiễn áp dụng, cơ chế đánh giá tác động chính sách (Regulatory Impact Assessment - RIA) trở thành một công cụ không thể thiếu trong quy trình xây dựng luật hiện đại.

Đọc nhiều