Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cô gái 9X giăng bẫy huy động vốn đầu tư bất động sản: Điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến nhất

Khánh Huyền Thứ hai, 30/09/2024 - 15:32
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Từ vụ cô gái 9X lừa đảo, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng với chiêu trò huy động vốn đầu tư bất động sản, cùng điểm mặt 9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến mà người dân dễ 'sập bẫy' nhất.

'Giăng bẫy' huy động vốn đầu tư bất động sản

Theo thông tin từ Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nghệ An vừa bắt giữ Nguyễn Thị Thoan (sinh năm 1992, trú xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng Nguyễn Thị Thoan tại cơ quan công an.

Theo tài liệu điều tra, Nguyễn Thị Thoan có quan hệ quen biết với một người phụ nữ trú cùng địa phương. Biết nạn nhân có khả năng huy động được số tiền lớn, Thoan đã thông tin tới nạn nhân về việc Thoan có một người anh trai có uy tín, làm ăn giỏi, có nhiều mối quan hệ để đầu tư những dự án bất động sản lớn, sinh được lợi nhuận cao, đang có nhu cầu tìm người góp vốn chung để đầu tư bất động sản.

Để nạn nhân tin tưởng, Thoan đã gửi các hình ảnh chụp chung với người mà Thoan giới thiệu là anh trai, ảnh công trình thi công, công trình đang động thổ, ảnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nạn nhân xem và nói dối rằng đây là các dự án anh trai Thoan đang đầu tư, đồng thời hứa hẹn những dự án này sẽ sinh lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.

Ngoài ra, Thoan còn thông tin tới bị hại rằng Thoan là thư ký, được anh trai Thoan giao nhiệm vụ huy động vốn để chuyển cho anh trai Thoan đầu tư bất động sản, khi có lợi nhuận Thoan sẽ nhận tiền từ anh trai rồi trả lại tiền gốc và tiền lời từ bất động sản cho nhà đầu tư.

Tin tưởng thông tin mà Thoan đưa ra, bị hại đã nhiều lần chuyển tiền cho Thoan. Tổng số tiền mà Thoan chiếm đoạt của bị hại là hơn 7,2 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên, một phần Thoan sử dụng để trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Ngày 19/9/2024, Nguyễn Thị Thoan bị Phòng Cảnh sát hình sự - Công an Nghệ An tạm giữ để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nhận tiền đặt cọc mua đất, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng

Liên quan đến thủ đoạn nói trên, ngày 27/9, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Đà Nẵng đã bắt giữ đối tượng Cao Văn Huy (SN 1985), trú tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cao Văn Huy khi bị bắt giữ.

Theo thông tin điều tra ban đầu, vào khoảng tháng 8/2023, Huy đã rủ chị P.T.T.V. (SN 1991, trú tại huyện Ngọc Hồi, Kon Tum) tham gia đầu tư vào bất động sản.

Huy đã thuyết phục chị V. chuyển 130 triệu đồng để đặt cọc cho lô đất 218, tờ bản đồ số 7, với diện tích 100m² tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu.

Tiếp theo, vào cuối tháng 8/2023, Huy tiếp tục giới thiệu cho chị V. một thửa đất khác, số 33, tờ bản đồ số 339, và tạo niềm tin bằng cách nhờ chị Đào Thị Phương (SN 1987, trú tại phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) ký khống hợp đồng đặt cọc.

Sau đó, Huy đã thay Phương làm việc với chị V. và thống nhất giá chuyển nhượng lô đất này là 1,5 tỷ đồng.

Tin tưởng, từ ngày 30/8 đến 15/09/2023, chị V. đã chuyển tổng cộng 500 triệu đồng cho Huy.

Cuối tháng 9/2023, Huy tiếp tục giới thiệu cho chị V. một dãy trọ tại trên đường Phạm Như Xương, phường Hòa Khánh Nam, với lời hứa sẽ nhanh chóng sinh lời.

Tin tưởng vào lời hứa của Huy, chị V. đã đặt cọc thêm 305 triệu đồng. Tổng số tiền mà Huy lừa đảo chiếm đoạt lên đến 935 triệu đồng.

Hiện nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đang tiếp tục điều tra và củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng Cao Văn Huy theo quy định của pháp luật.

9 chiêu thức lừa đảo nhà đất phổ biến người dân dễ sập bẫy nhất

Lừa đảo mua bán nhà đất qua vi bằng

Hình thức mua bán nhà đất này xuất hiện rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Bằng cách lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về hình thức lập vi bằng, những đối tượng lừa đảo bán cho họ những mảnh đất xấu, không đủ pháp lý, phân lô trái phép khi làm hợp đồng mua bán bằng giấy viết tay với những lời cam kết đất này đã có vi bằng do cơ quan thừa phát cấp. Chính điều này đã mang đến những rủi ro lớn đối và có thể người dân sẽ bị lừa trắng tay.

Về bản chất, vi bằng không phải là một loại hợp đồng hay giao dịch mà là một văn bản do cơ quan thừa phát lại lập nên, ghi nhận hành vi, sự kiện được dùng làm chứng cứ trong khi xét xử và trong các mối quan hệ pháp lý khác chứ không phải là đại diện pháp lý có quyền trong việc mua bán nhà đất.

Chiếm dụng tiền đặt cọc

Thị trường gần đây xuất hiện không ít vụ việc vẽ dự án "ma" trên giấy nhằm lôi kéo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bỏ tiền vào dự án không có thật. Điển hình như các vụ việc Địa ốc Alibaba, Công ty Hoàng Kim Land nhằm chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng.

Họ thường cho môi giới gọi điện thoại mời khách đến địa điểm xem nền đất, nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng chưa được phê duyệt cho dự án nào. Các dự án được vẽ phân lô, cảnh quan trên giấy khá bắt mắt, có vị trí đắc địa nhưng lại được giới thiệu với giá thấp hơn hẳn giá trị trường khiến nhiều người bị mắc bẫy.

Các đối tượng này thường cho cò đất tổ chức các sự kiện xem đất tại thực địa, rồi "bày binh bố trận" cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo độ "hot" cho dự án.

Một tài sản nhà đất nhưng bán nhiều người

Một ngôi nhà bán cho rất nhiều người có lẽ chính là một hình thức lừa đảo phổ biến. Cách thức trên khá đơn giản nhưng nếu người dân không chú ý sẽ rất dễ dàng bị rơi vào bẫy lừa đảo này. Đầu tiên, để có thể tạo được sự thu hút và niềm tin của bạn, những đối tượng này sẽ đăng tin rao bán nhà đất với mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường, có đầy đủ giấy tờ xác thực, hình ảnh, sổ,... cùng với lời mời gọi hấp dẫn.

Sau khi tiếp cận được khách, kẻ lừa đảo sẽ đưa ra rất nhiều lý do cụ thể để dụ dỗ bạn đặt cọc tiền hoặc chồng tiền một phần mà chỉ viết cam kết bằng giấy viết tay. Cũng với hình thức đó, những kẻ lừa đảo lại tiếp tục lấy tiền của rất nhiều người khác một số tiền rất lớn và cao chạy xa bay.

Nhiều người bị lừa mua bán nhà đất bằng giấy tờ giả.

Mua bán nhà đất bằng sổ giả, giấy tờ giả

Thông thường, việc mua bán bằng sổ giả hoặc giấy tờ giả sẽ nhằm vào cả 2 loại đối tượng là người mua và bán. Đối với người bán, những kẻ lừa đảo sẽ đóng vai trò là một người mua nhà và cần xem sổ, lấy thêm thông tin sổ để xác thực. Lúc này, kẻ lừa đảo sẽ lợi dụng các thông tin đó để có thể làm một cuốn sổ và hồ sơ giả. Những lần gặp tiếp theo, đối tượng này không để ý đến và tráo đổi giữa sổ giả và sổ thật.

Đối với người mua, kẻ lừa đảo có thể chính là chủ đất hoặc chỉ là người ủy quyền. Họ sẽ làm nhiều bộ hồ sơ, giấy tờ giả để bán nhà đất này cho nhiều người khác nhau cùng lúc.

Đóng vai người mua bán nhà đất để đẩy giá lên cao

Khi người dân đang có ý định mua một mảnh đất hoặc căn nhà nhưng lưỡng lự vì mức quá cao thì đột nhiên có một người tự xưng là đại gia đến để hỏi mua chính mảnh đất đó với mức giá cao hơn nhiều. Và để tạo độ tin tưởng, đối tượng này còn cọc cho người này một số tiền lớn.

Vậy là họ lại sốt sắng chồng tiền ngay để mua mảnh đất, căn nhà đó mà không hề suy nghĩ nhiều với hy vọng có thể bán lại cho vị đại gia kia để kiếm lời. Và cuối cùng người dân bị rơi vào cái bẫy do vị đại gia cùng người bán tạo ra. Họ phải mua một mảnh đất cao giá hơn nhiều so với thị trường và thậm chí là còn bị vướng về pháp lý.

Lừa mua nhà đất đang bị kê biên

Đây là một trường hợp trớ trêu khi người dân mua một căn nhà của người đang phải thi hành án. Giữa lúc tòa tuyên án đến khi thi hành án, những người này sẽ tìm cách bán nhanh nhà với mức giá hấp dẫn để nhanh chóng lấy tiền mặt. Sau đó, họ sẽ tẩu tán khoản tiền này thay vì để thi hành án theo yêu cầu của tòa án.

Nhiều người dân bị lừa đảo mua đất trồng cây, đất lúa với hy vọng lên được thổ cư.

Lừa đảo mua đất trồng cây, đất lúa sẽ 'lên' được thổ cư

Nhiều trường hợp người dân tìm đất để xây nhà an cư nhưng bị người bán hướng dẫn mua phải đất trồng cây, đất lúa giá cao, với cam kết rằng sẽ công chứng sang tên, chuyển đổi lên thổ cư trong vòng 3 tháng kể từ khi ký hợp đồng mua bán.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm thanh toán 98% giá trị lô đất nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng sổ thổ cư đâu, còn đất thì không được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư thì trốn mất khiến người mua ôm mãi miếng đất đó trong khi phải thuê trọ hàng tháng.

Lừa đảo bán nhà ở trong dự án chưa có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng

Theo quy định tại khoản 1, điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.

Tại khoản 2 điều 56 luật này có quy định thêm: "Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua".

Tuy nhiên, nhiều khách hàng đi mua căn hộ chung cư, tài sản hình thành trong tương lai lại bỏ qua giấy tờ này, không biết lợi ích mang lại.

Theo Khoản 4, Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản: Khách hàng mua dự án được ngân hàng thương mại đủ năng lực bảo lãnh, khi chủ đầu tư mất năng lực tài chính hay chậm bàn giao nhà so với hợp đồng, ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra hoàn trả số tiền khách hàng (nếu họ bắt buộc) đã đóng và các khoản tiền khác theo hợp đồng.

Mạo danh chủ đầu tư uy tín lừa bán đất

Đây là chiêu trò không hiếm trên thị trường, đã có hàng loạt chủ đầu tư lớn có uy tín phải lên tiếng về tình trạng bị mạo danh thương hiệu, tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức lập website mạo danh công ty để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.

Họ sử dụng trái phép hình ảnh, tài liệu sai lệch về dự án và ghi số điện thoại giả mạo. Thậm chí còn đăng thông tin thay mặt chủ dự án nhận tiền cọc, tiền giữ chỗ và đưa ra giá bán thấp hơn nhiều so với giá chủ đầu tư dự kiến bán để giăng bẫy những người cả tin.

Người dân cần thận trọng trước thông tin huy động vốn đầu tư bất động sản

Theo cơ quan công an, khi thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng và chưa có dấu hiệu khởi sắc thì những chiêu trò lừa đảo bằng hình thức góp vốn có thể sẽ tiếp tục diễn ra và có chiều hướng gia tăng.

Vì vậy, để không trở thành nạn nhân bị lừa đảo, Cơ quan Công an khuyến cáo người dân khi có nhu cầu mua đất, đầu tư bất động sản cần chủ động xác minh tính pháp lý của thửa đất.

Nếu mua thông qua môi giới, cần tìm hiểu kỹ thông tin cá nhân, chủ động, trực tiếp tham gia kiểm chứng, xác minh mọi thông tin trong hợp đồng với cơ quan chức năng, không nên tin vào lời quảng cáo, dụ dỗ của đối tượng.

Đối với những dự án có giá rao bán quá thấp so với thị trường, cần phải cẩn trọng, tìm hiểu kỹ trước khi bỏ tiền đầu tư. Trong quá trình mua, bán bất động sản, nếu phát hiện các bất thường, nghi ngờ về giấy tờ, sổ đỏ có dấu hiệu làm giả, cần trình báo cơ quan Công an để được giải quyết.

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Giả danh thầy tu kêu gọi từ thiện, bán thuốc nam 'dỏm'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Có đối tượng giả danh một nhà sư thường xuyên làm từ thiện để kêu gọi, quyên góp ủng hộ tiền. Nhóm đối tượng khác giả danh thầy tu để bán thuốc chữa bệnh xương khớp 'dỏm'.

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Hơn 3.700 phạm nhân được đặc xá, ông Đinh La Thăng, Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 3.700 phạm nhân có đủ điều kiện được hưởng đặc xá từ ngày 01/10. Đáng chú ý, cựu Bí thư TPHCM Đinh La Thăng và cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh không nằm trong danh sách được đặc xá đợt này.

Hà Nội: Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng

Hà Nội: Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa gần 30 tỷ đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của đối tượng lạ mới quen trên mạng, một người đàn ông tại Hà Nội bị lừa mất gần 30 tỷ đồng thông qua hình thức đầu tư tiền ảo.