Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
PV
Thứ ba, 08/04/2025 - 09:42
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa có mục đích xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký Quyết định số
723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa.
Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa.
Luật Di sản văn hóa số 45/2024/QH15 được Quốc hội khóa
XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 ngày 23/11/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Để triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu
quả, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn
hóa với mục đích xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn
thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức
thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả;
Xác định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, các địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực
hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa trên phạm vi cả nước.
Yêu cầu đặt ra là bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thi
hành Luật Di sản văn hóa; Xác định lộ trình cụ thể để bảo đảm Luật Di sản văn
hóa và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật được triển khai thi
hành thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả trên phạm vi cả nước.
Rà soát, sửa đổi, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
Theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa,
công tác hoàn thiện thể chế, chính sách là một trong những nội dung quan trọng
phải thực hiện.
Cụ thể, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan đến Luật Di sản văn hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được phân công;
thực hiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo
đảm thống nhất, phù hợp với quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy
định chi tiết một số điều của Luật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì thực
hiện. Thời gian hoàn thành trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật quy định chi tiết thi hành Luật Di sản văn hóa gồm:
- Xây dựng Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục
của quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và chính sách đối với nghệ nhân, chủ
thể di sản văn hóa phi vật thể (khoản 3 Điều 14; khoản 5 Điều 17; khoản 6 Điều
25; khoản 4 Điều 39).
- Xây dựng Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ
tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư,
xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm
ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu
tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng
bày bảo tàng công lập (khoản 6 Điều 29; khoản 5 Điều 30; khoản 5 Điều 34; khoản
4 Điều 35; khoản 5 Điều 37; khoản 2 Điều 70).
Cơ quan chủ trì xây dựng 2 Nghị định trên là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm 2025.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa
Quyết định nêu rõ, một nhiệm vụ quan trọng nữa là tổ
chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Di sản văn hóa và các
văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật; Đăng tải, cập nhật toàn văn nội
dung Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật trên Cổng/Trang
thông tin điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật và các hình thức
phù hợp khác để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân dễ
dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng; Triển khai các hình thức phổ biến pháp luật
phù hợp; biên soạn, đăng tải, phát hành rộng rãi tài liệu, phổ biến và phối hợp
với Bộ Tư pháp để cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử Phổ biến giáo dục pháp
luật quốc gia tại địa chỉ: http://pbgdpl.gov.vn;
Tổ chức tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ và biên soạn tài liệu tập huấn
cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Cơ quan chủ trì thực hiện gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo
chí, phát thanh, truyền hình khác.
Cùng với đó, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước
được giao tại Luật Di sản văn hóa. Nội dung hoạt động bao gồm: Rà soát, thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật Di sản văn hóa theo lĩnh vực,
địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch triển khai thi
hành Luật Di sản văn hóa được cân đối trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của
bộ, ngành, địa phương có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.
(PLPT) - Theo Bộ Tài chính, cần tiếp tục xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa quy trình thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung
Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Tạp chí Pháp luật và phát triển trân trọng gửi đến quý độc giả toàn văn diễn văn của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam.
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến kỳ vọng Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thể hiện được vị trí, vai trò của tổ chức hội lớn nhất của các luật gia trên toàn quốc, xứng đáng với sự kỳ vọng, tín nhiệm, tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.