Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu để xây dựng Dự án 01 Luật sửa 7 Luật
PV
Thứ ba, 08/04/2025 - 09:23
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo Bộ Tài chính, cần tiếp tục xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa quy trình thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, gói thầu.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo dự án
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức
đối tác công tư, Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu
tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu để xây dựng Dự án 01 Luật sửa 7 Luật. (Ảnh minh họa)
Theo Bộ Tài chính, để hoàn thiện thể chế nhằm phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng như thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế theo các chủ trương của Đảng, Nhà nước và giải quyết một số vướng
mắc thực tế trong quá trình thực thi và quản lý, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi,
bổ sung một số điều tại 7 Luật để xây dựng dự án 01 Luật sửa 07 Luật, gồm: (1)
Luật Đấu thầu; (2) Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; (3) Luật Hải
quan; (4) Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (5) Luật Đầu tư, (6) Luật Đầu tư
công; (7) Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Đề xuất sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản
Bộ Tài chính cho biết, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15
(được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024/QH15) đã tạo dựng khung pháp lý thống
nhất, đồng bộ, góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động đấu
thầu lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Tuy nhiên, để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ
trương và giải pháp xác định tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần
tiếp tục xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản,
phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng
các yêu cầu phát sinh trong thực tiễn, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền, đơn giản hóa quy trình thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án,
gói thầu.
Theo đó, cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định: về áp dụng
Luật Đấu thầu đối với việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ; về ưu đãi
trong đấu thầu; về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; về phân cấp, phân quyền
trong đấu thầu; về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu; về đấu thầu trong nước, đấu
thầu quốc tế; về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về phương pháp và
tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư kinh doanh; về giám sát
hoạt động đấu thầu…
Chi tiết nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu
a) Chính sách nhằm tạo cơ chế linh hoạt, ưu đãi trọng
đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
- Về áp dụng Luật Đấu thầu đối với việc thực hiện nhiệm
vụ khoa học, công nghệ: Dự thảo đề xuất bổ sung điểm h và điểm i vào sau điểm g
khoản 7 Điều 3 về nguyên tắc áp dụng Luật Đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân chủ
trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ thực hiện theo phương thức khoán chi
sử dụng ngân sách nhà nước, mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình,
cá nhân trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì tổ chức, cá nhân được tự quyết
định việc lựa chọn nhà thầu.
- Về ưu đãi trong đấu thầu:
+ Sửa đổi, bổ sung điểm g, bổ sung điểm i vào sau điểm
h khoản 1 Điều 10 để quy định sản phẩm đổi mới sáng tạo, sản phẩm, dịch vụ công
nghệ số đáp úng tiêu chí sản xuất trong nước theo quy định của Bộ Khoa học và
Công nghệ, nhà thầu là trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học và
công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, tổ chức khoa học và công nghệ, trung tâm
nghiên cứu và phát triển; doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ khi chào thầu sản phẩm đổi
mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi
trong lựa chọn nhà thầu;
+ Bổ sung điểm c khoản 4 Điều 10 quy định nhà đầu tư
là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp sở hữu hoặc
có bản quyền công nghệ chiến lược thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa
chọn nhà đầu tư.
- Về đấu thầu trong nước, đấu thầu quốc tế:
+ Bổ sung khoản 3 Điều 11 để làm rõ đối với dự án đầu
tư kinh doanh thuộc lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
và chuyển đổi số quốc gia, người có thẩm quyền quyết định áp dụng đấu thầu
trong nước hoặc đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư. Trường hợp áp dụng đấu
thầu trong nước, nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài
hoặc sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu; nhà đầu tư trong
nước phải là thành viên đứng đầu liên danh.
+ Bổ sung khoản 4 Điều 11 quy định cho phép nhà thầu
trong nước liên danh với nhà thầu được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc
sử dụng nhà thầu phụ là nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu đối với gói thầu của
dự án thuộc lĩnh vực phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển
đổi số quốc gia tổ chức đấu thầu trong nước.
b) Chính sách nhằm cắt giảm, đơn giản hóa quy trình,
thủ tục lựa chọn nhà thầu và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đấu thầu
- Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều
43 để bỏ thủ tục "thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu" đối với gói thầu
áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp.
- Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản tại các
Điều 4, 14, 78, 79, 80 để bãi bỏ vai trò của bên mời thầu trong lựa chọn nhà thầu,
đồng thời chuyển giao nhiệm vụ của bên mời thầu cho tổ chuyên gia, chủ đầu tư.
- Về chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh: Sửa đổi, bổ
sung Điều 23, 24 theo hướng Luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy
định chi tiết về chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh. Đồng thời, bổ sung
nguyên tắc thương thảo về giá trong chỉ định thầu theo hướng "trong quá
trình thương thảo hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thương thảo về giá bảo đảm
giá đề nghị trúng thầu tiết kiệm, hiệu quả kinh tế.".
- Về mua sắm tập trung: Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều
53 theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết hình thức lựa chọn nhà thầu đối
với gói thầu áp dụng mua sắm tập trung.
Về hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư: Bổ sung
khoản 2a Điều 34 để bổ sung trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án thuộc
lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mà nhà
đầu tư đề xuất dự án là doanh nghiệp sở hữu, có bản quyền công nghệ chiến lược,
dự án cần tiếp tục lựa chọn doanh nghiệp trước đó đã triển khai hạ tầng, nền tảng
số nhằm bảo đảm đồng bộ, kết nối hạ tầng, nền tảng số…
Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung
Hội Luật gia Việt Nam được thành lập vào ngày 4/4/1955. Từ 40 hội viên ban đầu, Hội đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vị thế là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình, trong đó có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ.
Tạp chí Pháp luật và phát triển trân trọng gửi đến quý độc giả toàn văn diễn văn của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội Luật gia Việt Nam.
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến kỳ vọng Hội Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thể hiện được vị trí, vai trò của tổ chức hội lớn nhất của các luật gia trên toàn quốc, xứng đáng với sự kỳ vọng, tín nhiệm, tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.