Tầm nhìn - Chính sách

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Tách 'di sản địa chất' ra ngoài phạm vi điều chỉnh

Khánh Huyền Thứ năm, 15/08/2024 - 08:26
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật diễn ra vào chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi).

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Chiều 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi (dự thảo luật).

Trình bày một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, ngay sau kỳ họp, Thường trực UBVHGD đã tổ chức cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan để thống nhất việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa.

Về cơ bản, dự thảo luật sau khi chỉnh lý đã thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Dự thảo Luật Di sản văn hóa sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm có 9 chương với 101 điều, giảm 1 điều so với dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 7.

Chủ nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thông tin, trong nội dung dự thảo luật lần này sẽ tách phần "di sản tư liệu" ra thành một nội dung độc lập.

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. (Ảnh: quochoi.vn)

Theo giải thích, khác với di sản văn hóa vật thể mang tính đặc trưng của vật chất và di sản văn hóa phi vật thể mang thuộc tính đặc trưng của tinh thần không thể nhìn thấy được, nhưng di sản tư liệu mang thuộc tính của giá trị thông tin, thông điệp thể hiện trên hiện vật mang thông tin được chủ thể tạo ra có chủ ý, có thể tiếp cận, đọc và hiểu được.

Do đó, việc tách di sản tư liệu như dự thảo luật sẽ quy định cụ thể, đồng bộ hơn, nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của loại hình di sản này.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã thảo luận và thống nhất bỏ nội dung "di sản địa chất" ra khỏi dự thảo luật. Nguyên nhân là nội dung "di sản địa chất" đã được điều chỉnh tại Luật Bảo vệ môi trường và Luật Địa chất khoáng sản (sửa đổi), không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa.

Trường hợp khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù được công nhận là "danh lam thắng cảnh" theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 22 dự thảo luật thì mới được điều chỉnh theo quy định trong dự thảo luật này.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  1 phút trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  19 phút trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  4 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  18 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3

Tầm nhìn - Chính sách -  20 giờ trước

(PLPT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường Cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.

Đọc nhiều