Công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không?
Yến Nhi
Thứ ba, 12/11/2024 - 12:06
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Hiện nay, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã, phường cũng tham gia vào việc xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tại địa phương. Vậy, công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không? Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?
Công an xã có được dừng xe xử phạt khi không có cảnh sát giao thông đi cùng?
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 33 Thông tư số 32/2023/TT-BCA, công an xã sẽ được phép xử lý một số lỗi khi không có lực lượng CSGT đi cùng.
Theo đó, trường hợp không có lực lượng CSGT đi cùng thì công an xã vẫn được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt, sau đó phải báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng CSGT.
Tuy nhiên, công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý.
Theo đó, công an xã được dừng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ để xử lý các lỗi sau:
- Không đội mũ bảo hiểm
- Chở quá số người quy định
- Chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn
- Dừng, đỗ xe không đúng quy định
- Phóng nhanh, lạng lách, đánh võng
- Không có gương chiếu hậu ở bên trái.
- Sử dụng ô (dù)
- Chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định
- Phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội
Trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc của các hành vi vi phạm nêu trên, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì công an phường, xã được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?
Theo Khoản 2 Điều 31 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định thì một trong những nguyên tắc khi huy động lực lượng công an xã tham gia tuần tra, kiểm soát giao thông đó là bảo đảm đúng tuyến đường, địa bàn, thời gian đã đề ra trong kế hoạch.
Căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BCA, công an xã chỉ được bắt xe tại các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý.
"c) Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý. Khi phát hiện người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ có các hành vi vi phạm pháp luật như: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; chở quá số người quy định; chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn quy định; dừng, đỗ xe không đúng quy định; phóng nhanh, lạng lách, đánh võng; không có gương chiếu hậu ở bên trái; sử dụng ô (dù); chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định hoặc phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thì được xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết, xử lý vụ việc của các hành vi vi phạm nêu trên, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền xử phạt thì lập biên bản vi phạm hành chính và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông, tiến hành kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12, Điều 17, Điều 18, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27 Thông tư này."
Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định các nhiệm vụ của công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm gồm:
- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
- Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Công an xã được tuần tra, kiểm soát giao thông trong những trường hợp nào?
Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Theo đó Nghị định quy định 4 trường hợp cần thiết phải huy động công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
1. Trong thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị - xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn của Nhà nước và địa phương.
2. Các đợt cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Bộ Công an hoặc của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
4. Trường hợp khác mà trật tự, an toàn giao thông đường bộ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau.
(PLPT) - Báo cáo quan trắc môi trường là gì? Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường? Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào?
(PLPT) - Người dân tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn hàng ngày đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống loa, đài của những hộ kinh doanh karaoke, hoặc những cửa hàng mở loa rất lớn để thu hút sự chú ý của người đi đường. Vậy hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, mặt hàng, thổi phồng công dụng để tăng doanh số. Hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đặt câu hỏi khi xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Điều 9, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
(PLPT) - Theo Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi vi phạm chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã có thể bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc-ta trở lên.