Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cảnh sát giao thông thông báo 'phạt nguội' như thế nào?

Yến Nhi Thứ tư, 02/10/2024 - 15:27

(PLPT) - Phạt nguội là hình thức xử phạt những lỗi vi phạm giao thông được phát hiện thông qua camera giám sát, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của cơ quan chức năng hoặc thông qua hình ảnh, video do cá nhân đăng tải trên mạng xã hội. Vậy, Cảnh sát giao thông thông báo 'phạt nguội' như thế nào?

Các trường hợp vi phạm "phạt nguội" đều được gửi thông báo. (Ảnh minh họa)

Thông báo 'phạt nguội' của Cảnh sát giao thông quy định thế nào?

Theo Bộ Công an, các trường hợp vi phạm "phạt nguội" đều được gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều người dân bị hoang mang khi nhận được cuộc gọi và tin nhắn từ số lạ tự xưng là Cảnh sát giao thông và thông báo nộp phạt nguội. Không ít người băn khoăn, theo quy định, Cảnh sát giao thông có được nhắn tin, gọi điện thông báo phạt nguội đến người dân hay không? Và thông báo phạt nguội của Cảnh sát giao thông quy định cụ thể như thế nào?

Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 1/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Cụ thể, các trường hợp vi phạm "phạt nguội" đều được gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thì đến trụ sở Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính.

Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin); đồng thời đăng trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để người dân chủ động tra cứu, chấp hành việc xử phạt.

Ngoài ra, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo người dân cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo qua thông báo "phạt nguội" giao thông. Đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh "mắc bẫy của đối tượng xấu".

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để phòng ngừa, ngăn chặn.

Hướng dẫn tra cứu phạt nguội

Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Bước 1: Truy cập website của Cục Cảnh sát giao thông: https://www.csgt.vn/.

Vào mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh nằm phía bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy).

Bước 3: Nhập mã bảo mật (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống).

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Lúc này hệ thống sẽ trả về kết quả vi phạm giao thông của phương tiện qua camera. Nếu không tìm thấy kết quả tức là xe không bị phạt nguội.

Kiểm tra phạt nguội ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bước 1: Vào trang web của cục Đăng kiểm Việt Nam tại địa chỉ www.vr.org.vn, sau đó vào mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện trong phần Tra cứu dữ liệu bên phải màn hình.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin để thực hiện tra cứu.

Đối với xe biển 5 số: Biển trắng thêm chữ T vào cuối, biển xanh thêm chữ X, biển vàng thêm chữ V.

Tương tự với số tem, giấy chứng nhận hiện tại nhập dấu “-“ phân cách giữa chữ cái và chữ số.

Bước 3: Kéo xuống dưới, màn hình hiển thị thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện ở dưới cùng.

Nếu xe bị phạt nguội mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về. Nếu phần này trống có nghĩa là phương tiện đó không bị phạt nguội, việc đăng kiểm diễn ra bình thường.

Nếu dưới mục này xuất hiện một ô màu đen với thông tin xử lý vi phạm bên trong, chứng tỏ phương tiện này chưa hoàn thành việc đóng phạt nguội và sẽ bị từ chối đăng kiểm.

Kiểm tra trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách tra cứu phạt nguội này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website phạt nguội.

Bước 1: Truy cập website phạt nguội tại địa phương:

- Tra cứu phạt nguội Hà Nội: https://csgt.congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-phuong-tien-gt

- Tra cứu phạt nguội Thành phố Hồ Chí Minh:

http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/tra-cuu-vi-pham

- Tra cứu phạt nguội Đà Nẵng: https://vpgtcatp.danang.gov.vn/

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Kéo xuống dưới, xem kết quả tra cứu.

Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, người dân có thể sử dụng các ứng dụng tra cứu phạt nguội trên nền tảng Android và IOS như: Tra cứu phạt nguội; Tra cứu phạt nguội toàn quốc; Tra phạt nguội; Kgo - Ôn GPLX, tra phạt nguội; Tra cứu phạt nguội Ô tô - Xe máy...

Bước 1: Tải ứng dụng tra cứu phạt nguội trên điện thoại.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu phạt nguội.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông báo phạt nguội vi phạm giao thông

Theo Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an, thời gian gần đây, nhiều người nhận được cuộc gọi và tin nhắn từ số lạ tự xưng là cảnh sát giao thông, thông báo yêu cầu nộp phạt nguội.

Cụ thể, anh L.H.P. (sinh năm 1995, trú tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) bất ngờ nhận được tin nhắn từ người tự xưng là cán bộ Đội Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội.

Nội dung tin nhắn thông báo về việc lực lượng chức năng ghi nhận anh P. điều khiển xe gắn máy có hành vi lạng lách, đánh võng. Do đó, anh P. bị xử phạt mức từ 6-8 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Để tăng lòng tin, đối tượng còn trích dẫn các điều, khoản trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP để làm căn cứ; đồng thời "đề nghị chủ xe cầm theo giấy tờ xe, đăng ký xe, căn cước công dân lên Đội Cảnh sát giao thông để xử phạt theo quy định của pháp luật".

Đáng chú ý, nội dung cuối cùng của tin nhắn còn có lời răn đe, dọa nạt để tạo tâm lý lo sợ cho người nhận tin nhắn. Cảm thấy nghi ngờ với nội dung tin nhắn nhận được, anh P. đã đến trực tiếp cơ quan Công an để xác minh. Nhờ đó, anh P. không mắc bẫy lừa đảo.

Thủ đoạn chung của các đối tượng lừa đảo là tự xưng mình là Cảnh sát giao thông để thông báo hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, do đã quá thời hạn xử lý, kẻ lừa đảo đề nghị người vi phạm cung cấp số biên bản xử phạt.

Nếu nạn nhân thông báo là chưa nhận được biên bản, các đối tượng giả danh sẽ yêu cầu người vi phạm cung cấp một loạt thông tin như: Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số hộ chiếu, số tài khoản ngân hàng… để lực lượng chức năng cung cấp số biên bản, hành vi vi phạm, hình thức xử lý, số tiền xử phạt.

Tiếp đến, kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản cá nhân. Những người có tâm lý nhẹ dạ, lo sợ khi giao tiếp với lực lượng chức năng, đồng thời thiếu cảnh giác sẽ làm theo các yêu cầu bị dụ dỗ và cuối cùng trở thành "con mồi", bị kẻ xấu chiếm đoạt tài sản.

Bộ Công an cho biết, theo quy định tại Thông tư số 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023, các trường hợp vi phạm phạt nguội đều được gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Trong trường hợp việc đi lại khó khăn và người liên quan không có điều kiện đến làm việc trực tiếp, họ có thể đến trụ sở công an cấp huyện nơi cư trú để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đó.

Thông báo vi phạm sẽ được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin). Đồng thời, đăng trên Trang Thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông để người dân chủ động tra cứu, chấp hành.

Trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các thủ đoạn gọi điện lừa đảo thông báo phạt nguội giao thông, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để phòng ngừa, ngăn chặn.

Theo các quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCA sửa đổi, bổ sung Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, cán bộ chức năng thuộc cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm phải xác định thông tin về phương tiện, chủ phương tiện có liên quan.

Sau đó, lực lượng chức năng gửi thông báo cho người liên quan theo thông tin cư trú trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chủ phương tiện, người điều khiển đến trụ sở làm việc. Chủ phương tiện, người điều khiển mà không cư trú tại địa bàn đó, cán bộ chức năng chuyển kết quả vi phạm kèm hình ảnh cho công an cấp xã hoặc cấp huyện nơi người đó cư trú để để giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm.

Sau khi cơ quan chức năng lập biên bản về lỗi vi phạm, chủ phương tiện hoặc người vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp hoặc qua nộp online qua hệ thống dịch vụ công.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  19 giờ trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?