Tăng cường kiểm tra gian lận thương mại, hàng giả dịp cuối năm
Yến Nhi
Thứ hai, 28/10/2024 - 10:48
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Đoàn kiểm tra liên ngành do Cục QLTT TP Hà Nội chủ trì sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành trên địa bàn thành phố nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vào dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.
Đoàn kiểm tra liên ngành do Cục QLTT TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đã họp để triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành theo Kế hoạch số 03/KH-BCĐ389/TP ngày 29/02/2024 của Ban Chỉ đạo 389 Thành phố về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đợt kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến đường hàng không, từ các tỉnh biên giới vào địa bàn nội địa tiêu thụ, hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, thương mại điện tử và các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế... nhằm góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng vào dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.
Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đoàn kiểm tra liên ngành do Cục QLTT TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Công an, Cục Hải quan, Cục Thuế Hà Nội và các Sở: Y tế, NN&PTNT, TT-TT và Sở Tài chính; sẽ tập trung kiểm tra nhóm hàng hóa thiết yếu, có nhu cầu tiêu thụ cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như: rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc lá điện tử, đồ điện tử, điện lạnh, hàng tiêu dùng, sản phẩm thời trang; nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; gia súc, gia cầm; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); đặc biệt chú trọng kiểm tra các mặt hàng cấm như pháo nổ, thuốc lá điếu nhập lậu; sản phẩm động vật hoang dã...
Cùng với đó là kiểm tra lĩnh vực an toàn thực phẩm, thương mại điện tử.
Dự kiến Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ được triển khai từ ngày 25/10/2024 đến hết ngày 25/12/2024, tiến hành hoạt động kiểm tra thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã của thành phố.
Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả qua kênh TikTok, Facebook
Thời gian qua, theo Cục Quản lý thị trường TPHCM, lực lượng QLTT TPHCM đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả, nhái nhãn hiệu thông qua các kênh mạng xã hội như TikTok, Facebook.
Cụ thể, cuối tháng 9, Đội Quản lý thị trường số 18 phát hiện hộ kinh doanh thời trang H.T.H. (ở đường Nguyễn Ảnh Thủ, ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) đang giới thiệu, chào bán hàng hóa trên mạng xã hội TikTok nên đã phối hợp với UBND xã Bà Điểm kiểm tra, tạm giữ 41 sản phẩm thời trang hiệu Louis Vuitton có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam; tổng trị giá hàng hóa hơn 23,2 triệu đồng.
Nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử trong 6 tháng cuối năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường TPHCM đã tổ chức theo dõi, nắm tình hình tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội để kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Cũng trên trang TikTok, Đội Quản lý thị trường số 18 đã phát hiện hộ kinh doanh cửa hàng thời trang N.H. trên đường Phan Văn Hớn, ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn do ông N.N.P. làm chủ, đang giới thiệu, chào bán hàng hóa thời trang có dấu hiệu vi phạm nên phối hợp với UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn tiến hành kiểm tra.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện chủ cơ sở đang chứa và kinh doanh 32 sản phẩm thời trang hiệu Louis Vuitton có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, tổng trị giá hàng hóa hơn 20,1 triệu đồng.
Tiếp tục kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, Đội Quản lý thị trường số 18 phối hợp cùng với Công an xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn phát hiện hộ kinh doanh loa G.H. do ông Đ.B.N.C làm chủ.
Qua kiểm tra, hộ kinh doanh này đang chứa trữ và kinh doanh 82 vỏ thùng loa bằng gỗ đã sơn, phủ, thành phẩm không có nhãn hiệu; không ghi xuất xứ và không có hóa đơn, chứng từ, được quảng cáo và bán trên trang mạng xã hội Facebook với tổng trị giá hàng hóa là 50,6 triệu đồng.
Đội Quản lý thị trường số 18 đã tạm giữ toàn bộ sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và vỏ thùng loa nêu trên để làm rõ và xử lý theo quy định.
Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 12 thuộc Cục Quản lý thị trường TPHCM cũng đã phối hợp với các phòng chuyên môn, Công an Q.12 (TP.HCM) tiêu hủy đối với 14.114 đơn vị sản phẩm hàng hóa là hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu; có tổng trị giá hơn 653,7 triệu đồng.
Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy này gồm: quần áo, vớ, giày, bóp, ví, nón, mắt kính, đồng hồ, đồ chơi trẻ em, bộ cáp sạc điện thoại, ốp lưng điện thoại, tai nghe điện thoại; mỹ phẩm (dầu gội, sơn móng tay, nhuộm tóc, nước hoa…); thực phẩm (bánh trung thu, bánh Mochi, bánh trứng muối nhân tan chảy…); thiết bị y tế nhập lậu (máy tăm nước, súng massage cơ cầm tay); hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại thị trường Việt Nam.
Đây là số tang vật vi phạm hành chính trong đợt cao điểm đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng kém chất lượng của Đội Quản lý thị trường số 12 trên địa bàn phụ trách.
Tạm giữ trên 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu của TikToker 4 triệu follow
Vào hồi đầu tháng 10, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Tổ Thương mại điện tử thuộc Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường vừa đột xuất kiểm tra kho hàng và tiến hành tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu tại chung cư Eco Green (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội).
Đáng chú ý, cơ quan chức năng cho biết đây là sản phẩm được hot TikToker Phan Thủy Tiên với hơn 4 triệu lượt follow (theo dõi) thường xuyên livestream bán trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop, chốt hàng trăm đơn mỗi ngày.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận địa điểm kinh doanh được bố trí bài bản với đầy đủ các khu vực: livestream, chốt đơn, máy tính phục vụ việc tăng lượt xem ảo cho các video, khu vực đóng gói và kho hàng. Các khu vực được bố trí riêng biệt, nằm tất cả trên mặt sàn rộng khoảng 1.000 m2.
Tại khu đóng gói, đoàn phát hiện hai bao tải lớn chứa hàng trăm đơn nước hoa đã được đóng sẵn, chuẩn bị chuyển đi các tỉnh như Quảng Ninh, Tây Ninh, TP.HCM... qua J&T Express. Mỗi đơn có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.
Đoàn kiểm tra ghi nhận trên các sản phẩm nước hoa không có thông tin thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Trên sản phẩm hiển thị ngôn ngữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Cơ quan chức năng cho biết hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.
Làm việc với đoàn kiểm tra, đại diện công ty chưa xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của lô nước hoa trên. Lực lượng Quản lý thị trường đang tiếp tục kiểm đếm, phân loại và tiến hành các thủ tục niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm.
Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử đang được toàn lực lượng tăng cường triển khai, thực hiện.
Thời gian qua, nhiều vụ việc nổi bật kinh doanh hàng hóa vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử như TikTok, Facebook đã được lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý, trong đó có cả việc kiểm tra xử lý đối với những hot girl bán hàng nổi tiếng như Mailystyle...
(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.
(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?