Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Truy quét hàng giả bán trên mạng xã hội, nắm rõ quy định của pháp luật kẻo 'xộ khám'

Yến Nhi Thứ ba, 08/10/2024 - 06:17
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả, nhái nhãn hiệu, rao bán công khai với giá rẻ qua các kênh TikTok và Facebook. Người kinh doanh hàng hóa qua mạng xã hội cần nắm rõ quy định của pháp luật để tránh rơi vào vòng lao lý.

Liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh hàng giả qua kênh TikTok, Facebook

Theo Cục Quản lý thị trường TPHCM, trong thời gian qua, lực lượng QLTT TPHCM đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa giả, nhái nhãn hiệu thông qua các kênh mạng xã hội như TikTok, Facebook.

Cụ thể, cuối tháng 9, Đội Quản lý thị trường số 18 phát hiện hộ kinh doanh thời trang H.T.H. (ở đường Nguyễn Ảnh Thủ, ấp Hưng Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) đang giới thiệu, chào bán hàng hóa trên mạng xã hội TikTok nên đã phối hợp với UBND xã Bà Điểm kiểm tra, tạm giữ 41 sản phẩm thời trang hiệu Louis Vuitton có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam; tổng trị giá hàng hóa hơn 23,2 triệu đồng.

Nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử trong 6 tháng cuối năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường TPHCM đã tổ chức theo dõi, nắm tình hình tổ chức, cá nhân đang hoạt động kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội để kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.

Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị tiêu hủy.

Cũng trên trang TikTok, Đội Quản lý thị trường số 18 đã phát hiện hộ kinh doanh cửa hàng thời trang N.H. trên đường Phan Văn Hớn, ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn do ông N.N.P. làm chủ, đang giới thiệu, chào bán hàng hóa thời trang có dấu hiệu vi phạm nên phối hợp với UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn tiến hành kiểm tra.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện chủ cơ sở đang chứa và kinh doanh 32 sản phẩm thời trang hiệu Louis Vuitton có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, tổng trị giá hàng hóa hơn 20,1 triệu đồng.

Tiếp tục kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, Đội Quản lý thị trường số 18 phối hợp cùng với Công an xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn phát hiện hộ kinh doanh loa G.H. do ông Đ.B.N.C làm chủ.

Qua kiểm tra, hộ kinh doanh này đang chứa trữ và kinh doanh 82 vỏ thùng loa bằng gỗ đã sơn, phủ, thành phẩm không có nhãn hiệu; không ghi xuất xứ và không có hóa đơn, chứng từ, được quảng cáo và bán trên trang mạng xã hội Facebook với tổng trị giá hàng hóa là 50,6 triệu đồng.

Đội Quản lý thị trường số 18 đã tạm giữ toàn bộ sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và vỏ thùng loa nêu trên để làm rõ và xử lý theo quy định.

Trước đó, Đội Quản lý thị trường số 12 thuộc Cục Quản lý thị trường TPHCM cũng đã phối hợp với các phòng chuyên môn, Công an Q.12 (TP.HCM) tiêu hủy đối với 14.114 đơn vị sản phẩm hàng hóa là hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu; có tổng trị giá hơn 653,7 triệu đồng.

Hàng hóa vi phạm trong đợt tiêu hủy này gồm: quần áo, vớ, giày, bóp, ví, nón, mắt kính, đồng hồ, đồ chơi trẻ em, bộ cáp sạc điện thoại, ốp lưng điện thoại, tai nghe điện thoại; mỹ phẩm (dầu gội, sơn móng tay, nhuộm tóc, nước hoa…); thực phẩm (bánh trung thu, bánh Mochi, bánh trứng muối nhân tan chảy…); thiết bị y tế nhập lậu (máy tăm nước, súng massage cơ cầm tay); hàng hóa vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại thị trường Việt Nam.

Đây là số tang vật vi phạm hành chính trong đợt cao điểm đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng kém chất lượng của Đội Quản lý thị trường số 12 trên địa bàn phụ trách.

Tạm giữ trên 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu của TikToker 4 triệu follow

Chiều 3/10, Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Tổ Thương mại điện tử thuộc Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường vừa đột xuất kiểm tra kho hàng và tiến hành tạm giữ hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu tại chung cư Eco Green (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội).

Đáng chú ý, cơ quan chức năng cho biết đây là sản phẩm được hot TikToker Phan Thủy Tiên với hơn 4 triệu lượt follow (theo dõi) thường xuyên livestream bán trên sàn thương mại điện tử TikTok Shop, chốt hàng trăm đơn mỗi ngày.

Một số hình ảnh nước hoa bị thu giữ. (Ảnh: Tổng Cục Quản lý thị trường)

Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra ghi nhận địa điểm kinh doanh được bố trí bài bản với đầy đủ các khu vực: livestream, chốt đơn, máy tính phục vụ việc tăng lượt xem ảo cho các video, khu vực đóng gói và kho hàng. Các khu vực được bố trí riêng biệt, nằm tất cả trên mặt sàn rộng khoảng 1.000 m2.

Tại khu đóng gói, đoàn phát hiện hai bao tải lớn chứa hàng trăm đơn nước hoa đã được đóng sẵn, chuẩn bị chuyển đi các tỉnh như Quảng Ninh, Tây Ninh, TP.HCM... qua J&T Express. Mỗi đơn có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Đoàn kiểm tra ghi nhận trên các sản phẩm nước hoa không có thông tin thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Trên sản phẩm hiển thị ngôn ngữ nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. Cơ quan chức năng cho biết hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Làm việc với đoàn kiểm tra, đại diện công ty chưa xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của lô nước hoa trên. Lực lượng Quản lý thị trường đang tiếp tục kiểm đếm, phân loại và tiến hành các thủ tục niêm phong, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu vi phạm để xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm.

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên các nền tảng thương mại điện tử đang được toàn lực lượng tăng cường triển khai, thực hiện.

Thời gian qua, nhiều vụ việc nổi bật kinh doanh hàng hóa vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử như TikTok, Facebook đã được lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý, trong đó có cả việc kiểm tra xử lý đối với những hot girl bán hàng nổi tiếng như Mailystyle...

Thế nào là hàng giả, hàng nhái?

Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả bao gồm:

Hàng giả gồm:

+ Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

+ Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

+ Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;

+ Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

+ Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

+ Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Ngoài ra, Khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) hướng dẫn và quy định cụ thể hơn cho khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả" gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác."

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ

1. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

3. Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật này hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.

4. Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.

Do đó, để phân định những sản phẩm/mặt hàng nào là hàng giả thì phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như các quy định trên.

Như vậy, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm "hàng nhái" mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ "hàng giả".

Bán hàng giả, hàng nhái qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Bán hàng giả qua mạng là hành vi sử dụng mạng internet để bán các sản phẩm nhái lại nhãn mác hay các sản phẩm đã tồn tại trên thực tế và không tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hàng hóa, được thực hiện bằng cách lập các tài khoản bán hàng giả trên những trang thương mại điện tử hay thông qua bài đăng trên zalo, Facebook.

Với hành vi buôn bán hàng giả nói chung và bán hàng giả thông qua internet nói riêng, tùy với tính chất mức độ vi phạm, người bán hàng có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:

Về xử lý hành chính

- Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng, tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả so với hàng thật về số lượng hoặc giá trị thu lợi bất hợp pháp từ hàng giả thì người bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

- Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tùy thuộc vào giá trị tương đương của hàng giả so với hàng thật về số lượng hoặc giá trị thu lợi bất hợp pháp từ hàng giả thì người bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

- Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả, tùy thuộc và số lượng bán ra thì người bán hàng sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, việc buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề,... và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hay buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường,...

Về xử lý hình sự

Căn cứ vào các Điều 192, 193, 194 và 195 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) người thực hiện hành vi bán hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình về một trong các tội sau (tùy thuộc vào mặt hàng giả đã bán):

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192), với mức phạt cơ bản là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm mức và mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193), với mức phạt cơ bản là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và mức phạt cao nhất là tù chung thân.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194), với mức phạt cơ bản là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và mức phạt cao nhất là tử hình.

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195), với mức phạt cơ bản là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Như vậy, tùy thuộc vào mặt hàng và mức độ vi phạm, hành vi bán hàng giả qua mạng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứ trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt đối với hành vi bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, người bán hàng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là tử hình nếu có tình tiết tăng nặng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  10 giờ trước

(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Đọc nhiều