Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Mất hơn 200 triệu đồng vì bị dụ dỗ mua bảo hiểm: Pháp luật quy định như thế nào về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?

Yến Nhi Thứ tư, 13/11/2024 - 12:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nhiều người 'nhẹ dạ cả tin' tin vào những lời dụ dỗ, hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để rồi bị lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Pháp luật hiện hành quy định xử lý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Hai đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị bắt giữ.

Dụ dỗ người bệnh mua bảo hiểm, chiếm đoạt 200 triệu đồng

Ngày 13/11, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Công an huyện Quỳnh Phụ vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Bảo Anh (sinh năm 2000) và Phạm Đức Huy (sinh năm 2001) cùng trú tại xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Qua công tác điều tra, Công an xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ phát hiện 2 đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của bà C.T.M. (trú tại thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc) bằng hình thức bán thuốc chữa bệnh để dụ dỗ mua bảo hiểm rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi nắm bắt được thông tin, lực lượng Công an đã tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà M. hiểu đây là phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị bà không tiếp tục chuyển tiền và phối hợp lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng.

Quá trình điều tra xác định, cơ quan công an xác định, do không có tiền chi tiêu cá nhân, các đối tượng đã tìm thông tin của những người bệnh để gọi điện làm quen, tìm hiểu và tư vấn bán thuốc. Nếu thấy bị hại là người nhẹ dạ cả tin, các đối tượng sẽ nói chuyện tạo niềm tin nhằm dụ dỗ, hứa hẹn giúp bị hại mua bảo hiểm để được nhận tiền hàng tháng. Với thủ đoạn trên, các đối tượng đã chiếm đoạt của bà M. tổng số tiền trên 200 triệu đồng.

Công an huyện Quỳnh Phụ đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

Các yếu tố cấu thành tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" như sau:

- Khách thể của tội phạm: là quyền sở hữu tài sản, cụ thể là các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt. Đối tượng tác động là tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền về tài sản.

- Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản mà ngay lúc đó người bị chiếm đoạt không nhận ra hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối là việc đưa thông tin giả nhưng người khác tin đó là thật. Thủ đoạn gian dối này phải có biểu hiện ra thực tế và phải có trước hành vi chiếm đoạt, đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin tưởng mà giao tài sản cho người phạm tội.

Hậu quả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Giữa hành vi lừa đảo và hậu quả về vật chất bắt buộc phải có mối quan hệ nhân quả.

- Chủ thể của tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" phải thỏa mãn cả hai điều kiện là đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi họ ý thức được hậu quả của mình và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội không được xem là dấu hiệu định tội của tội này.

Tội chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau đây, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung 2: Phạt tù từ 02-07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạm tội có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung 3: Phạt tù từ 07-15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Lưu ý:

Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho nạn nhân theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Tăng cường tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tăng cường tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 giờ trước

(PLPT) - Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh, các địa phương cần hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu.

Mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử để lừa đảo: Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Mạo danh nhân viên sàn thương mại điện tử để lừa đảo: Sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa đảo. Vậy, hành vi sử dụng trái phép logo, tên thương mại có bản quyền bị xử phạt ra sao?

Lừa đảo hàng chục nghìn người nhờ 'năng lượng gốc': Đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông bị xử phạt thế nào?

Lừa đảo hàng chục nghìn người nhờ 'năng lượng gốc': Đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông bị xử phạt thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng quảng bá công dụng của 'năng lượng gốc', sau đó tổ chức các khóa học chuyên biệt để lôi kéo hàng chục nghìn người tham gia với mục đích lan truyền các thông tin mê tín dị đoan, xuyên tạc lịch sử, truyền bá tư tưởng phản động... Pháp luật hiện hành quy định mức xử phạt về tội đưa trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông ra sao?

Bắt giữ một thành viên tổ chức phản động 'Tập hợp dân chủ đa nguyên': Xử phạt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Bắt giữ một thành viên tổ chức phản động "Tập hợp dân chủ đa nguyên": Xử phạt tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Các đối tượng lợi dụng các trang mạng xã hội, kênh 'truyền thông' để móc nối, lôi kéo người tham gia tổ chức, thành lập các hội nhóm trong nước để tiến hành hoạt động chống lại Nhà nước Việt Nam. Pháp luật hiện hành quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như thế nào?

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

45 năm thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội: Không ngừng nâng cao vị thế, uy tín, thương hiệu

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

Ngày 10/11, Trường Đại học Luật Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi lễ Gặp mặt truyền thống 45 năm Ngày thành lập Trường (10/11/1979 - 10/11/2024). Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Bộ Công an ra mắt cổng thông tin cấp thị thực điện tử mới vào 11/11/2024

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Từ 11/11/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ vận hành thêm trang web có tên miền thithucdientu.gov.vn; vận hành cùng lúc trang evisa.xuatnhapcanh.gov.vn để thuận lợi hơn cho công dân xin cấp e-visa.

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Bắt quả tang điểm kinh doanh thịt heo bẩn tại Đồng Nai: Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện và xử lý một cơ sở kinh doanh thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để đưa ra thị trường tiêu thụ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy hành vi trên sẽ bị xử lý ra sao?

 Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Công ty Dầu khí Quảng Ninh bị thu hồi 26,2 tỷ đồng vì mua bán trái phép hóa đơn: Mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  5 ngày trước

(PLPT) - Một công ty ở Quảng Ninh đã bán trái phép số lượng lớn hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, áp dụng thủ đoạn "xăng dầu đi một nơi, hóa đơn đi một nẻo". Hiện nay, việc mua bán trái phép hóa đơn diễn ra ngày một nhiều với mục đích để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, giảm nghĩa vụ thuế, hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi. Pháp luật hiện hành quy định mua bán trái phép hóa đơn bị xử lý thế nào?

Đọc nhiều