Một trong những vấn nạn lớn nhất hiện nay trong xã hội chính là đánh bạc. Không phải hành vi đánh bạc nào cũng bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ và tính chất của hành vi đánh bạc mà người phạm tội đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
"1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Như vậy, hành vi đánh bạc chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đánh bạc được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên thì mới phạm tội đánh bạc.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đánh bạc dưới 5 triệu đồng
Đối với trường hợp đánh bạc bằng với giá trị tài sản dưới 5.000.000 sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính, với mức phạt được quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:
- Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trường hợp đánh bạc lần đầu dưới 5.000.000 đồng đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự cũng quy định đối với những đối tượng mặc dù đánh bạc lần đầu nhưng trước đó đã bị xử lý bằng một trong hai hình thức: Xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; đã bị kết án về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc chưa được xóa án tích, nay vẫn vi phạm thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.
Che giấu việc đánh bạc có bị phạt hành chính hay không?
Điểm c Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép.
Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức bao che đánh bạc trái phép có thể áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Kết luận tọa đàm với các doanh nghiệp về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 6 nội dung lớn trong tâm huyết, ý kiến của các đại biểu; chia sẻ 6 mong muốn, tin tưởng, kỳ vọng với các doanh nghiệp, doanh nhân; và nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết xong các yêu cầu, đề xuất, các khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần, "được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.
Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Ngày 29/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn