Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hành trình triệt phá vụ cựu Bí thư Thành ủy Hòa Bình đánh bạc ở khách sạn Pullman Hà Nội

Nhật Duy Chủ nhật, 18/08/2024 - 07:24

(PLPT) - Quá trình triệt xóa tụ điểm đánh bạc do đối tượng người Hàn Quốc cầm đầu, cảnh sát bắt quả tang nhiều người đang đánh bạc trái phép, trong đó có ông Ngô Ngọc Đức - cựu Bí thư Thành ủy Hòa Bình.

Cựu Bí thư Thành ủy Hòa Bình Ngô Ngọc Đức đánh bạc ở khách sạn Pullman

Đầu tháng 8/20224, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang các đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều Chi nhánh Hà Nội - King Club (địa chỉ ở Tầng 1 Khách sạn Pullman, số 40 Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa) thuộc Công ty TNHH dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng.

Khách sạn Pullman ở số 40 Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Liên quan đến vụ án này, báo Công an nhân dân thông tin thêm, ngày 16/8 Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an cho biết, sau thời gian tổ chức công tác trinh sát, dưới sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Công an, Cục An ninh kinh tế đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, triệt phá thành công đường dây người nước ngoài tổ chức đưa người Việt Nam vào chơi trò chơi điện tử có thưởng trái phép. Đây là đường dây có số lượng người Việt Nam tham gia chơi đông, nhiều thành phần xã hội khác nhau nhau (trong đó có cả lãnh đạo một số địa phương, doanh nghiệp...), tổng số tiền giao dịch bất hợp pháp lớn, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Ngoài ra, câu lạc bộ King Club không chỉ là nơi các đối tượng vi phạm pháp luật với hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc, mà còn phát sinh nhiều loại tội phạm khác như: Cho vay nặng lãi, đầu tư “chui”, đầu tư “núp bóng”, rửa tiền, chuyển tiền trái phép qua biên giới….

Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Cục An ninh kinh tế phát hiện đường dây người nước ngoài tổ chức đưa người Việt Nam vào chơi trò chơi điện tử có thưởng trái phép tại điểm kinh doanh Khách sạn Pullman. Hoạt động này đã kéo dài nhiều năm, ngày càng phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi, số lượng người Việt Nam tham gia chơi đông, tổng số tiền giao dịch bất hợp pháp lớn lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Quá trình trinh sát, Cục An ninh kinh tế đã làm rõ đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép cho người Việt Nam. Đường dây này do nhóm đối tượng người Hàn Quốc cầm đầu, chỉ đạo, móc nối với các đối tượng trong nước đưa người Việt Nam vào chơi trò chơi điện tử có thưởng trái phép.

Để được vào đánh bạc tại đây, các con bạc phải có sự giới thiệu của một số đối tượng người Việt Nam, sau đó, các đối tượng yêu cầu xuất trình căn cước công dân để photo, lưu giữ thông tin cá nhân rồi nhân viên lễ tân sẽ phát cho 1 thẻ thành viên với cái tên nước ngoài để ngụy trang.

Quá trình trinh sát gặp nhiều khó khăn do các đối tượng thường xuyên thay đổi các biện pháp đối phó với lực lượng chức năng; tuy nhiên, với quyết tâm phá án và được sự chỉ đạo sát sao của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 22/6, Cục An ninh kinh tế đã chủ trì phối hợp với Cục An ninh điều tra và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức bắt quả tang, triệt phá thành công đường dây người nước ngoài tổ chức đưa người Việt Nam vào chơi trò chơi điện tử có thưởng trái phép tại Khách sạn Pullman.

Tại hiện trường, nhiều người Việt Nam đang thực hiện hành vi đánh bạc trái phép, cơ quan Công an thu giữ số lượng tiền mặt và tài sản có liên quan rất lớn. Đặc biệt, lực lượng chức năng phát hiện 1 đối tượng người nước ngoài đang bị truy nã quốc tế.

Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án và khởi tố 18 bị can với tội danh "Tổ chức đánh bạc" và "Đánh bạc" (trong đó có 3 người nước ngoài bị khởi tố tội tổ chức đánh bạc). Khởi tố 18 bị can tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều Chi nhánh Hà Nội - King Club.

Đáng chú ý, trong số các đối tượng bị khởi tố vì tội đánh bạc có người giữ cương vị lãnh đạo tại một số địa phương. Hiện, Cục An ninh kinh tế đang tiếp tục phối hợp với Cục An ninh điều tra Bộ Công an để điều tra, mở rộng vụ án theo quy định.

Cục An ninh kinh tế chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá đường dây đánh bạc. (Ảnh: CAND).

Khởi tố 18 bị can tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép

Ngày 24/6, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Đánh bạc, Tổ chức đánh bạc” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố và ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “Tổ chức đánh bạc” đối với: Nguyễn Đình Lâm (SN 1954, HKTT tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng; Phan Trường Giang (SN 1972, HKTT tại phường Quang Trung, quận Đống Đa), Giám đốc Chi nhánh Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều thuộc Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng; Cho Choon Keun, quốc tịch Hàn Quốc (SN 1973, trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm); Choi Jin Bok, quốc tịch Hàn Quốc (SN 1966, trú tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy); Shim Hawn Hee, quốc tịch Hàn Quốc (SN 1996, trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) là quản lý tại King Club.

Ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam về tội “Đánh bạc” đối với: Nguyễn Thị Nga (SN 1977, HKTT tại phường Kim Mã, quận Ba Đình); Nguyễn Thị Dung (SN 1976, HKTT tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì); Trần Yến Nga (SN 1962, HKTT tại phường Ngọc Lâm, quận Long Biên); Trần Minh Sự (SN 1963, HKTT tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng); Hứa Thị Thu Huyền (SN 1976, HKTT tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa); Nguyễn Thế Vũ (SN 1971, HKTT tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình); Nguyễn Quốc Khánh (SN 1962, HKTT tại phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Đức Thành (SN 1956, HKTT tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và Vũ Thị Tuyết Mai (SN 1962, HKTT tại phường Cống Vị, quận Ba Đình).

Mở rộng điều tra, ngày 29/7, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam về tội “Đánh bạc" và khám xét chỗ ở đối với Hồ Đại Dũng (SN 1972, HKTT tại phường Tân Dân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) và Trương Xuân Danh (SN 1976, HKTT tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình); khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét chỗ ở đối với Lê Kim Đồng (SN 1969, HKTT tại phường Văn Chương, quận Đống Đa).

Ông Ngô Ngọc Đức (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Đến ngày 5/8, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can; lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “Đánh bạc” và ra Lệnh khám xét chỗ ở đối với Ngô Ngọc Đức (SN 1974, HKTT tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đang tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ mở rộng điều tra vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, trong số các bị can trên, ông Ngô Ngọc Đức là cựu Bí thư Thành ủy Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình; còn ông Hồ Đại Dũng là cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

Quy định của pháp luật về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc

Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội "Đánh bạc" như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thông tin trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, pháp luật Việt Nam xác định “cờ bạc”, “mại dâm”, “ma tuý” là các tệ nạn xã hội. Tệ nạn này len lỏi trong khắp các bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những giáo viên ngày đứng trên bục giảng, tối về lại ngồi chiếu bạc...

Luật sư Cường cho biết, với số tiền đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên thì tất cả những người tham gia, những người tổ chức đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đánh bạc", "Tổ chức đánh bạc" và "Gá bạc" theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành.

Tội danh và hình phạt liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc được Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo luật sư Cường, những vụ việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc thường là bị bắt quả tang, có người làm chứng, thu được tiền, hiện vật trên chiếu bạc bởi vậy những người có mặt rất khó có thể chối cãi được hành vi của mình.

Ngoài bị xử lý hình sự, theo quy định của Điều lệ Đảng, Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức, những cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên tham gia đánh bạc còn có thể sẽ bị cách chức, buộc thôi việc và kỷ luật với mức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.

Những người tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình cho 10 người khác đánh bạc trở lên trong cùng một lúc với số tiền từ 5.000.000 đồng trở lên được xác định là hành vi tổ chức đánh bạc và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 322 Bộ luật Hình sự. Với hành vi tổ chức đánh bạc và gá bạc, mức hình phạt nghiêm khắc hơn là hành vi đánh bạc. Người vi phạm có thể đối mặt với mức hình phạt lên đến 10 năm tù theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?