Ngày 7/8, dẫn thông tin từ Thiếu tướng Hoàng Anh
Tuyên, Người phát ngôn Bộ Công an, báo Công Lý cho biết, Cơ quan An ninh điều
tra - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Ngô Ngọc Đức - cựu Bí thư
Thành ủy Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình để làm rõ hành vi “Đánh bạc”.
Trước đó, ngày 12/4/2023, Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ
tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã họp và thống nhất để ông Ngô Ngọc Đức
thôi giữ các chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hòa Bình, Ủy viên
Ban Thường vụ Thành uỷ Hòa Bình và chức danh Bí thư Thành ủy Hòa Bình nhiệm kỳ
2020-2025; chức vụ Ủy viên Banh Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025 theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Ngô Ngọc Đức sinh năm 1974, quê quán xã Hợp Thanh,
huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Trình độ chuyên môn Đại học, chuyên ngành Xây dựng cầu
đường; Cử nhân chính trị, chuyên ngành Tổ chức.
Ông Ngô Ngọc Đức từng giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh
Hòa Bình trước khi làm Bí thư Thành ủy Hòa Bình.
Trước đó, hôm 29/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có thông báo số 3384/TB-ANĐT-P4 về việc bắt bị can để tạm giam đối với ông Hồ
Đại Dũng vì hành vi "đánh bạc trái phép" theo quy định tại khoản 2 điều
321 Bộ Luật Hình sự.
Ông Hồ Đại Dũng đánh bạc bị bắt khi ông không còn giữ
chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ. Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ nhận được đơn của ông Hồ Đại Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026, xin chuyển công tác và xin thôi các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo nguyện vọng cá nhân, gia đình.
Ngày 10/7, tại kỳ họp thứ 8 Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thống nhất miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ đối với ông Hồ Đại Dũng.
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 697 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Hồ Đại Dũng.
Chi tiết vụ tổ chức đánh bạc tại khách sạn Pullman Hà Nội
Tối
7/8, Bộ Công an thông tin về vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép tại
Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều Chi nhánh Hà Nội - King Club, liên quan đến
cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng, cựu Bí thư Thành ủy Hòa Bình
(tỉnh Hòa Bình) Ngô Ngọc Đức.
Theo
đó, ngày 22/6, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an phối hợp với các đơn vị
nghiệp vụ bắt quả tang nhiều đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc
trái phép tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều Chi nhánh Hà Nội - King Club
(Khách sạn Pullman, số 40 Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội),
thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày
24/6/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự “Đánh bạc; Tổ chức đánh bạc” xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Cơ quan An ninh điều
tra cũng đã quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam về tội “Tổ chức đánh
bạc” đối với: Nguyễn Đình Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư và
giải trí Việt Hải Đăng; Phan Trường Giang, Giám đốc Chi nhánh Câu lạc bộ Doanh
nghiệp Việt Kiều thuộc Công ty TNHH Dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng;
Cho Choon Keun (quốc tịch Hàn Quốc); Choi Jin Bok (quốc tịch Hàn Quốc); Shim
Hawn Hee (quốc tịch Hàn Quốc), quản lý tại King Club.
Cơ quan An ninh điều
tra đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam về tội “Đánh bạc” đối
với: Nguyễn Thị Nga (SN 1977, trú tại Ba Đình, Hà Nội);
Nguyễn Thị Dung (SN 1976, trú tại Thanh Trì, TP Hà Nội); Trần Yến Nga (SN 1962,
trú tại Long Biên, Hà Nội); Trần Minh Sự (SN 1963, trú tại Hai Bà Trưng, Hà
Nội); Hứa Thị Thu Huyền (SN 1976, trú tại Đống Đa, Hà Nội); Nguyễn Thế Vũ (SN
1971, trú tại Ba Đình, Hà Nội); Nguyễn Quốc Khánh (SN 1962, trú tại Tân Phú, TPHCM);
Nguyễn Đức Thành (SN 1956, trú tại Cầu Giấy, Hà Nội); Vũ Thị Tuyết Mai (SN
1962, trú tại Ba Đình, Hà Nội).
Mở rộng điều tra, ngày 29/7/2024, Cơ quan An ninh điều tra -
Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam về tội “Đánh bạc” và khám
xét chỗ ở đối với Hồ Đại Dũng (SN 1972, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) và Trương
Xuân Danh (SN 1976, trú tại Ba Đình, Hà Nội); khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi
cư trú và khám xét chỗ ở đối với Lê Kim Đồng (SN 1969, trú tại Đống Đa, Hà
Nội).
Ngày 5/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “Đánh bạc” và ra
Lệnh khám xét chỗ ở đối với Ngô Ngọc Đức (SN 1974, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh
Hòa Bình).
Cơ quan Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đang tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ mở
rộng điều tra vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật
Quy định của pháp luật về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc
Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội "Đánh
bạc" như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức
nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết
án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000
đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn
thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính
Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội thông tin trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, pháp luật
Việt Nam xác định “cờ bạc”, “mại dâm”, “ma tuý” là các tệ nạn xã hội. Tệ nạn
này len lỏi trong khắp các bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những
giáo viên ngày đứng trên bục giảng, tối về lại ngồi chiếu bạc...
Luật sư Cường cho biết, với số tiền đánh bạc từ
5.000.000 đồng trở lên thì tất cả những người tham gia, những người tổ chức đều
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Đánh bạc", "Tổ chức đánh
bạc" và "Gá bạc" theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành.
Tội danh và hình phạt liên quan đến hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc được Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một
lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc
tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng
đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của
mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện
vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên
trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng
trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01
lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia
đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công
người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử
dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn
thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo luật sư Cường, những vụ việc đánh bạc, tổ chức đánh bạc thường là bị bắt quả tang, có người làm chứng, thu được tiền, hiện vật trên chiếu bạc bởi vậy
những người có mặt rất khó có thể chối cãi được hành vi của mình.
Ngoài bị xử lý hình sự, theo quy định của Điều lệ Đảng, Luật Cán bộ,
công chức; Luật Viên chức, những cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên
tham gia đánh bạc còn có thể sẽ bị cách chức, buộc thôi việc và kỷ luật với mức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.
Những người tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên
trong cùng một lúc hoặc sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình
cho 10 người khác đánh bạc trở lên trong cùng một lúc với số tiền từ 5.000.000
đồng trở lên được xác định là hành vi tổ chức đánh bạc và sẽ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 322 Bộ luật Hình sự. Với hành vi tổ
chức đánh bạc và gá bạc, mức hình phạt nghiêm khắc hơn là hành vi đánh bạc. Người vi phạm có thể đối mặt với mức hình phạt lên đến 10 năm tù theo quy định
tại Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?