Đề xuất quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
Khánh Huyền
Thứ năm, 28/11/2024 - 10:44
(PLPT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Bộ Tài chính đề xuất quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. (Ảnh minh họa)
Theo dự thảo, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định tại Nghị định này gồm:
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Bất động sản vô chủ, gồm: Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự. Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Tài sản là di sản không có người thừa kế, gồm: Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự...
5. Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
6. Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, e, g, h, i, k và 1 khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
7. Tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể, gồm: Tài sản còn lại của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau khi đã thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 42 Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện) nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao.
8. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
9. Tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, gồm: Tài sản được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT).
10. Tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gồm: Tài sản được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản
Dự thảo nêu rõ các nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản thì việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc phê duyệt phương án xử lý tài sản thông qua Quyết định của người có thẩm quyền theo Mẫu số 02-QĐXL&PA tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp còn lại thì thực hiện theo Mẫu số 01-QĐXL tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân sau khi được xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý; giao, điều chuyển; bán theo quy định tại Nghị định này thì việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiếp nhận/mua được thực hiện theo quy định của các pháp luật có liên quan.
Việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần theo thời hạn sáu (06) tháng một lần (trừ tài sản là hàng hóa nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, mất giá trị, hết hạn sử dụng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này).
Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu nhưng đang trong thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa thực hiện việc xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này. Việc xử lý tài sản được thực hiện sau khi kết thúc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Đối với vật chứng của vụ án đã có Quyết định xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật mà không phải tịch thu thì việc quản lý, xử lý vật chứng đó được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan; không thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
(PLPT) - Giải Tennis Báo chí Nghệ An lần thứ 7 là một trong những hoạt động chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ngoài các phóng viên, nhà báo, giải đấu còn có sự tham gia của nhiều vận động viên chuyên nghiệp, các vận động viên đến từ các sở, ngành, doanh nghiệp và địa phương trong tỉnh.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và 40 năm thành lập Hội Nhà báo Nghệ An, đoàn đại biểu Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An và đại diện các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(PLPT) - Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân triển khai công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, lực lượng CAND tỉnh Yên Bái, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an, đã thể hiện vai trò nòng cốt, tiên phong, chủ động và quyết liệt.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 4/6, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã cung cấp thông tin, giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề được dư luận xã hội và báo chí quan tâm như giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công; phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; việc bỏ giấy phép xây dựng đối với công trình nhà ở của người dân...
(PLPT) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối và người tiêu dùng trở nên tỉnh táo hơn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, minh bạch hóa thông tin sản phẩm nông nghiệp trở thành một yêu cầu thiết yếu để nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển nông thôn mới. Đây không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là đòn bẩy giúp nông sản Việt Nam mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.
(PLPT) - Ngày 20/5 tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ sở khoa học và thực trạng về chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội” đã được tổ chức bởi Viện nghiên cứu pháp luật và kinh tế ASEAN.
(PLPT) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ chào cờ và bay đại kỳ Tổ quốc nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).