Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đoàn xe 'tuổi teen' tông tử vong cô gái ở Hà Nội: Người chưa thành niên gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Yến Nhi Thứ hai, 04/11/2024 - 17:05

(PLPT) - Công an TP Hà Nội đang xử lý một nhóm 'quái xế' điều khiển xe máy tốc độ cao gây ra tai nạn thương tâm cho cô gái trẻ ở Hà Nội. Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và chưa có giấy phép lái xe đã xảy ra với tính chất nghiêm trọng. Vậy, người chưa thành niên gây tai nạn giao thông xử lý thế nào?

Các đối tượng trong vụ chạy xe máy tốc độ cao gây tai nạn chết người (Ảnh: An ninh Thủ đô)

Ngày 4/11, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàn Kiếm đang tạm giữ 9 trường hợp thanh thiếu niên, trong đó có 2 nghi can trong vụ việc đoàn "quái xế" tông tử vong cô gái 27 tuổi ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hoàn Kiếm, TP Hà Nội).

Vụ việc xảy ra vào khoảng 23h50 ngày 2/11. Chị Q. (27 tuổi, trú Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang dừng xe máy BKS 29C-813.XX chờ đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu thì bất ngờ gặp đoàn "quái xế" phóng xe nhanh đi từ hướng ngược lại. Dù chị Q. đang dừng xe tại chỗ nhưng vẫn bị những "quái xế" này tông trúng.

Vụ việc khiến nạn nhân bị hất văng ra đường, sau đó đã tử vong. Nhóm thanh thiếu niên tiếp tục lái xe tốc độ cao bỏ trốn khỏi hiện trường. Theo đó, cảnh sát xác định 2 tài xế tông vào cô gái là N.T.M.K. (nam, 16 tuổi) và N.H.N. (nữ, 19 tuổi).

Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng làm rõ nhóm thanh, thiếu niên đi theo đoàn này có độ tuổi từ 16 tới 19, chưa có tiền án tiền sự. Trong số này, nhiều người là học sinh.

Trong ngày 3/11, lực lượng chức năng trên địa bàn tiến hành hóa trang, tuần tra cũng đã phát hiện, xử lý 25 phương tiện, 25 đối tượng có các hành vi: Nẹt pô, điều khiển xe khi chưa đủ tuổi, lạng lách, xe không biển kiểm soát...bàn giao cho công an phường sở tại để xác minh, xử lý theo quy định.

Vụ việc hiện đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

+ Đăng ký xe;

+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Độ tuổi lái xe theo các loại phương tiện

Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Giao phương tiện cho người chưa đủ tuổi điều khiển bị xử lý như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ pháp lý: Điểm đ Khoản 5; Điểm d Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau:

- Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

- Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) Luật Giao thông đường bộ 2008 điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ pháp lý: Điều 264 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

"Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng."

Như vây, người giao xe hoặc để cho người chưa đủ tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, ô tô tham gia giao thông ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, có thể tăng nặng khung hình phạt lên đến 07 năm.

Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Căn cứ pháp lý: Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ một số tội có quy định ngoại lệ đối với trường hợp người phạm tội từ đủ 18 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc người dưới 16 tuổi vi phạm một trong các tội được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015.

Do đó, đối với hành vi tham gia giao thông gây tai nạn của người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, hình phạt có thể bị áp dụng đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm quy định an toàn giao thông thỏa mãn các cấu thành của tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 thì người đó có thể bị áp dụng phạt tiền, phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo không giam giữ.

Ngoài ra, theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì người dưới 16 tuổi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm Điều 260 Bộ luật hình sự 2015.

Như vậy, người dưới 18 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp người đó là người đã từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi và có đầy đủ năng lực, trách nhiệm hình sự.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Diễn đàn pháp lý quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII: Pháp luật, bài học từ quá khứ cho thế giới tương lai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Từ ngày 19 đến 21/5/2025, tại Saint - Petersburg, Liên bang Nga diễn ra Diễn đàn pháp luật quốc tế Saint - Petersburg lần thứ XIII. Đây là diễn đàn thường niên được tổ chức từ năm 2011 đến nay, thu hút sự tham gia của chính khách, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về luật pháp của Nga và các quốc gia khác tham dự.

Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.

Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước lần đầu tiên được quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, trong quá trình triển khai thực hiện, quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế. Vì vậy, cần nhận diện những yếu kém, bất cập, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Chương trình hành động thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Chương trình hành động thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.