Chi phí để tham gia đào tạo khóa quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?
Yến Nhi
Thứ sáu, 20/12/2024 - 08:10
(PLPT) - Chi phí để tham gia đào tạo khóa quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu? Doanh nghiệp có được hỗ trợ nào khác trong việc phát triển nguồn nhân lực không?
Chi phí tham gia đào tạo khoá quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Ảnh minh họa)
Bạn đọc hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi đang muốn tham gia đào
tạo quản trị doanh nghiệp để phát triển nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp mình. Chi phí để tham gia đào tạo khóa này là bao
nhiêu? Ngoài khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp này ra, doanh
nghiệp của tôi thuộc diện doanh nghiệp nhỏ và vừa thì được hỗ trợ nào khác trong việc phát triển nguồn
nhân lực không, và được hỗ trợ như thế nào? - bạn đọc Hồng
Sương (Hà Tĩnh) hỏi.
Luật sư trả lời:
Luật
sư Hải Nhi, Công ty Luật FDVN, tư vấn như sau:
Chúng tôi xin đưa ra phân tích về nội
dung hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới đây:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định
80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khóa quản
trị doanh nghiệp; đồng thời miễn học phí cho học viên thuộc địa bàn kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp
nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp
xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ
trợ đào tạo trực tuyến về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp như sau:
-
Miễn phí truy cập và
tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến. Doanh
nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời
gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực
tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.
-
Miễn phí tham gia các khóa đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông
qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử
thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams,
Google Classroom và các công cụ khác).
Các khoá
đào tạo được quy định chi tiết tại Điều 12 Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT.
Trong
lĩnh vực sản xuất, chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 70% tổng chỉ
phí của một khóa đào tạo tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp; được hỗ trợ 100% tổng chi phí một khóa đào tạo tại doanh
nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao
động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khóa/năm/doanh nghiệp.
Nhà nước
cũng hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03
tháng trở xuống.
Trả lời
cho câu hỏi của chị Hồng Sương, chi phí tham gia khóa đào tạo quản trị doanh
nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ 70%. Trong trường hợp chị là
chủ doanh nghiệp thì sẽ được miễn phí theo quy định nhắc đến bên trên. Bên cạnh
đó, các khóa đào tạo và bài giảng trực tuyến, chị cũng được miễn phí tham gia.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.
Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.