Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được pháp luật quy định như thế nào?

Phương Thúy Thứ năm, 19/12/2024 - 10:46

(PLPT) - Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ như thế nào?

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được pháp luật quy định như thế nào?

Bạn đọc hỏi:

Tôi hiện đang vận hành một doanh nghiệp đã đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện và được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi không thấy có nhiều ưu đãi, hỗ trợ so với doanh nghiệp thông thường. Vậy, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể được hưởng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ như thế nào? - Minh Đức (Hà Nội).

Luật sư trả lời:

Luật sư Nguyễn Sương (Công ty Luật FDVN) tư vấn như sau:

Theo quy định tại Chương II Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm những nội dung sau:

- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng

- Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hỗ trợ thuế, kế toán

- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

- Hỗ trợ công nghệ

- Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

- Hỗ trợ mở rộng thị trường

- Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được các chính sách ưu đãi và hỗ trợ nhiều hơn so với doanh nghiệp thông thường. Doanh nghiệp thông thường sẽ chỉ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải đáp ứng điều kiện để có thể áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 78/20114/TT-BTC khoản 5 Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như trên, từng mục hỗ trợ được quy định chi tiết và rõ ràng theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần

Giải quyết xong các yêu cầu, khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Kết luận tọa đàm với các doanh nghiệp về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 6 nội dung lớn trong tâm huyết, ý kiến của các đại biểu; chia sẻ 6 mong muốn, tin tưởng, kỳ vọng với các doanh nghiệp, doanh nhân; và nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục tập trung thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu phải giải quyết xong các yêu cầu, đề xuất, các khó khăn của doanh nghiệp trong vòng 2 tuần, "được hay không được thì phải nói, giải quyết đến đâu thông báo đến đấy".

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thủ tướng chỉ đạo tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 78/CĐ-TTg ngày 29/5/2025 về tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì quyết định tiếp nhận, từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp trên nguyên tắc “có đi có lại”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 56 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Cân nhắc quy định Quốc hội không quyết định chi cụ thể với giáo dục, dạy nghề, khoa học, công nghệ

Cân nhắc quy định Quốc hội không quyết định chi cụ thể với giáo dục, dạy nghề, khoa học, công nghệ

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sáng 26/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chính phủ vừa có Nghị quyết 147/NQ-CP ngày 22/5/2025 ban hành Chiến lược tổng thể quốc gia phòng ngừa, ứng phó với các đe dọa an ninh phi truyền thống đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Luật Quảng cáo sửa đổi, bổ sung nhìn từ thực tiễn: Cần mạnh tay với người nổi tiếng và doanh nghiệp 'quảng cáo láo'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, xem xét sản phẩm có được chứng nhận lưu hành của các cơ quan chức năng hay không. Trong khi đó nhiều quy định trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo được tiếp thu, chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn