Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cảnh báo chiêu trò gọi điện thông báo người dân nợ cước viễn thông

Khánh Huyền Thứ hai, 04/11/2024 - 10:25

(PLPT) - Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông là 1 trong 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại những ngày gần đây vừa được Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo tới cộng đồng.

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian qua, cơ quan này vẫn thường xuyên nhận được các phản ánh của người dân về tin nhắn và cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Theo thống kê của Cục An toàn thông tin, trong 2 tuần cuối tháng 10/2024, các hệ thống kỹ thuật của đơn vị đã ghi nhận gần 9.700 phản ánh của người dùng Việt Nam về các trường hợp lừa đảo trực tuyến, trong đó có tới gần 9.300 phản ánh cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo gửi qua tổng đài 156/5656. Dưới đây là 2 chiêu lừa đảo phổ biến qua điện thoại trong 7 ngày qua, theo đánh giá của VNCERT/CC.

Mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa chiếm đoạt tài sản

Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, hiện nay, các đối tượng lừa đảo liên tục đưa ra nhiều chiêu trò dụ dỗ người dân, đặc biệt là thủ đoạn giả danh nhân viên công ty điện lực gọi điện cho người dân hỗ trợ liên kết ngân hàng vào ứng dụng để thanh toán tiền điện.

Mạo danh nhân viên Công ty Điện lực để lừa chiếm đoạt tài sản. (Ảnh: VNCERT/CC)

Cụ thể, các đối tượng gọi điện cho người dân và tự xưng là cán bộ của công ty điện lực, yêu cầu và hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng điện lực để thanh toán tiền điện. Người dân được yêu cầu bấm vào đường link do đối tượng cung cấp để tải ứng dụng, điền thông tin cá nhân và chuyển khoản tiền điện cho một mã QR lạ.

Sau khi làm theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo, người dân có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro như bị rò rỉ, lộ lọt thông tin cá nhân; bị chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến nghị: Khi có nhu cầu liên kết tài khoản ngân hàng để thanh toán tiền điện, người dân cần tra cứu, tìm hiểu trước thông tin từ website chính thống của Điện lực Việt Nam tại địa chỉ evn.com.vn. Ngoài ra, người dân cũng cần cẩn trọng trước mọi thông tin khi chưa được xác thực và lưu ý bảo vệ thông tin cá nhân của mình để tránh những rủi ro không đáng có.

Gọi điện thông báo nợ tiền cước viễn thông để lừa đảo

Dù là một chiêu lừa không mới, tuy nhiên thời gian qua, nhiều thuê bao di động vẫn ‘sập bẫy’ lừa đảo của các đối tượng. Về thủ đoạn, đối tượng tự nhận là nhân viên nhà mạng để gọi điện thoại cho chủ thuê bao và thông báo họ “đang nợ tiền cước viễn thông của nhà mạng”, và yêu cầu người dân chuyển tiền nộp tiền cước viễn thông còn thiếu.

Khi bị kẻ mạo danh nhân viên nhà mạng ‘đọc vanh vách’ thông tin cá nhân, với tâm lý lo lắng sẽ bị cắt dịch vụ, nhiều chủ thuê bao điện thoại đã không suy nghĩ kỹ và làm theo hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản chúng cung cấp. Sau khi đã lấy được tiền, các đối tượng lừa đảo sẽ chặn liên lạc và xóa dấu vết.

Chuyên gia khuyến cáo người dân không chuyển khoản cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên nhà mạng để thanh toán số tiền cước hàng tháng. (Ảnh: VNCERT/CC)

Khuyến cáo của Trung tâm VNCERT/CC

Để tránh trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo qua điện thoại đang phổ biến này, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo người dân cẩn trọng khi chuyển khoản thanh toán các loại phí dịch vụ; đồng thời nâng cao cảnh giác trước các thông tin, thông báo do những người lạ cung cấp qua gọi điện, chat, tin nhắn hoặc email gửi đến điện thoại để phòng ngừa nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân.

Ngoài ra, người dân cũng được khuyến nghị lưu giữ lại tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi làm bằng chứng phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao điện thoại của mình để yêu cầu được hỗ trợ, xử lý khi gặp tình huống nghi ngờ lừa đảo. Người dân cũng cần báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.