Giả danh cán bộ điện lực để lừa đảo: Nâng cao cảnh giác để bảo vệ thông tin cá nhân
Yến Nhi
Thứ ba, 29/10/2024 - 12:27
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là cán bộ điện lực gọi điện tới các hộ gia đình thông báo sắp bị cắt điện, sau đó hướng dẫn người dân truy cập các đường link, app giả mạo nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Nhiều người bị đánh cắp thông tin cá nhân do 'click' vào đường link lạ
Thông tin từ Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện các trường hợp người dân bị các đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện tới các hộ gia đình thông báo sắp bị cắt điện vì chưa thanh toán tiền điện. Nếu người dân trao đổi là đã thanh toán tiền điện, sẽ có nhân viên phòng kỹ thuật gọi điện lại để điều chỉnh dữ liệu trên hệ thống.
Sau đó, các đối tượng sẽ gợi ý người dân truy cập các đường link, app giả mạo có giao diện giống với trang web chính thức của EVN. Khi truy cập các trang web, app giả mạo này người dân sẽ chiếm đoạt tài khoản ngân hàng hoặc có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên, không thanh toán tiền điện vào tài khoản ngân hàng lạ hoặc đường link lạ, tài khoản cá nhân khi chưa được xác minh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về điện năng hoặc các dịch vụ liên quan, người dân có thể liên hệ trực tiếp Tổng đài chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Giả danh nhân viên điện lực để chiếm đoạt thông tin khách hàng
Hiện nay, tình trạng các đối tượng giả danh danh nhân viên điện lực gọi điện, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để trục lợi hoặc có dấu hiệu lừa đảo xảy ra khá phổ biến, nhất là những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa.
Theo đó, đối tượng lừa đảo thường giả danh nhân viên điện lực gọi điện thông báo khách hàng đang nợ tiền điện lớn và đe dọa sẽ cắt điện nếu không thanh toán ngay. Sau đó, họ yêu cầu người dân chuyển khoản vào một tài khoản cá nhân hoặc cung cấp thông tin ngân hàng để "giải quyết nợ".
Ngoài ra, đối tượng còn gửi tin nhắn SMS hoặc email giả mạo thông báo hóa đơn tiền điện, kèm theo đường link để thanh toán trực tuyến hoặc ứng dụng giả mạo. Nếu nạn nhân nhấp vào đường link và điền thông tin, kẻ gian sẽ chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.
Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin (ATTT), Bộ TT&TT khuyến cáongười dân cần đề cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo trên. Nếu nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn thông báo về việc nợ tiền điện, hãy kiểm tra lại thông tin trực tiếp từ công ty điện lực qua các kênh chính thức như website hoặc số tổng đài.
Công ty điện lực thường không yêu cầu thanh toán gấp qua điện thoại hoặc chuyển khoản vào tài khoản cá nhân. Theo đó, các cá nhân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, hoặc bất kỳ thông tin nào qua điện thoại, tin nhắn hoặc email nếu không chắc chắn về nguồn gốc của thông báo.
Đồng thời, người dùng không truy cập vào các đường link thanh toán từ tin nhắn hoặc email mà bạn không rõ nguồn gốc. Nếu cần thanh toán hóa đơn, hãy truy cập trực tiếp vào website hoặc ứng dụng chính thức của công ty điện lực. Không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc để tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc công ty điện lực để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Sáng 15/5, trong chuyến thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Sáng 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra sự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ chính trị - pháp lý hệ trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái... , trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Chiều tối 14/5, tiếp tục Phiên họp thứ 45, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh điều hành phiên thảo luận.
Việc hoàn thiện các quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ giúp cho việc chứng minh tội phạm được chính xác, khách quan và hiệu quả mà còn góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(PLPT) - Lộ trình này sẽ tạo cơ sở pháp lý để từng bước loại bỏ phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải, thúc đẩy việc chuyển đổi sang phương tiện sạch, thân thiện với môi trường.
(PLPT) - Đó là một trong những nội dung tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Phó thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ đọc tờ trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.