Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thi hành Hiến pháp, các Luật, Nghị quyết
PV
Thứ hai, 04/11/2024 - 08:33
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, tuần làm việc thứ 3 (từ ngày 4-9/11) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó trọng tâm là công tác lập pháp và giám sát.
Điều hành nội dung phiên họp sáng 4/11, Phó Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, hôm nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội
trường, thảo luận về 4 nội dung:
+ Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
+ Tình hình
thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Chủ trương
điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050.
+ Chủ trương đầu
tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(VCB).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các nội
dung nêu trên đã được Quốc hội thảo luận tại tổ với 308 lượt ý kiến phát biểu.
Các ý kiến thảo luận đã được Tổng Thư ký tổng hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc
hội, các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu.
Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội
tập trung thảo luận vào các nội dung đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ,
các báo cáo thẩm tra của các cơ quan Quốc hội, các gợi ý thảo luận của các cơ
quan thẩm tra đã chuẩn bị tập trung vào các thách thức cần phải vượt qua bất cập,
khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về
kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến cho năm 2025.
Các đại biểu cho ý kiến đối với tình hình thi hành Hiến
pháp, thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về kết quả đã đạt được, các vấn đề cần lưu ý, quan tâm và có
giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thực hiện
pháp luật trong thời gian tới…
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Theo chương trình, trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội
cũng sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện
ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân
sách trung ương năm 2025 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3
năm 2025 - 2027; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước
năm 2024, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025; tình
hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2024, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2025
của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); một số nội
dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.
Trong tuần làm việc thứ 3, Quốc hội thảo luận về các dự
án Luật gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo
phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà
nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc
gia; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Dữ
liệu.
Quốc hội cũng thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương
trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự thảo Nghị quyết của
Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với
các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TPHCM, TP Đà
Nẵng và tỉnh Khánh Hòa; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Theo chương trình, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo
thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
(PLPT) - Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), Tổng Bí thư Tô Lâm có buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp và có phát biểu quan trọng. Tạp Chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Liên quan đến dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hoà cho rằng việc phân cấp, phân quyền mạnh là rất cần thiết, qua đó giúp cho việc đầu tư công “thuận buồm xuôi gió”.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, sau 13 năm áp dụng, các quy định về “tiền cấp quyền khai thác khoáng sản” dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã phát huy tác dụng hạn chế tình trạng đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng hay sàng lọc nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính.
(PLPT) - Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu cho rằng điều kiện kéo dài tuổi phục vụ thêm 5 năm vẫn còn chung chung và chưa rõ ràng.
(PLPT) - Đại biểu Hoàng Văn Cường nhận định, đầu tư công đã tạo ra sự đột phá cho phát triển. Tuy nhiên, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa được quan tâm đúng mực.